LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 48

Biểu tượng của sự không bình đẳng này, tuy không phải là nguồn duy nhất, là

lương của các vị tổng giám đốc - tăng từ 44 lần lên 212 lần so với lương bình
quân của một lao động Mỹ trong vòng 30 năm. Càng đáng chú ý hơn là lương
của các tổng giám đốc tăng mạnh hơn so với người đứng thứ 2 trong cùng công
ty và cao hơn so với những người cùng điều hành các công ty lớn ở nơi khác.
Lương của các tổng giám đốc ở Hoa Kỳ cao hơn ở Anh quốc 34%, cao hơn ở
Pháp 106%, cao hơn ở Nhật Bản 155% và cao hơn ở Đức 169%.

Có thể tranh luận rằng sự giàu có gia tăng đối với những người ở trên cùng vì

của cải bị tước đoạt từ những người dưới cùng, vì thu nhập đã chuyển thành lợi
nhuận và vì thời gian nhàn rỗi bị hy sinh để tăng sản lượng. Nhưng tất cả các yếu
tố này cũng chưa đủ để giải thích tại sao mức tăng năng suất chậm lại rất nhiều
trong khi đó của cải lại tăng rất lớn. Thí dụ như hầu hết số thu nhập của lao động
bị mất đi không phải chuyển dịch sang người giàu mà được chuyển cho người già
dưới dạng tiền nghỉ hưu cao hơn.

Bên ngoài Hoa Kỳ, áp lực tăng mức chênh lệch về lương tại châu Âu và Nhật

Bản đang gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở châu Âu có thể xuất phát từ tiền lương
quá cao dành cho lao động châu Âu với trình độ chuyên môn kém hơn. Với cùng
trình độ chuyên môn, người ta có thể trả lương thấp hơn ở bất cứ nơi nào khác và
kết quả là các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp châu Âu, đang mở rộng việc sử
dụng lao động bên ngoài châu Âu. Mercedes và BMW đang mở rộng sản xuất tại
Hoa Kỳ, nơi có chi phí thấp hơn là tại châu Âu, nơi có chi phí cao hơn.

Trong khi đó, chính phủ ở khắp nơi đang mất đi khả năng hỗ trợ cho những

người không thể cạnh tranh thành công trong trò chơi kinh tế mới này. Phúc lợi
chủ yếu đã chấm dứt do thất bại kinh tế tại Hoa Kỳ. Họ phải chấp nhận lao động
bắt buộc - và phải lao động với số lương rất thấp - hay ít nhất trên lý thuyết chịu
đói. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), câu lạc bộ của những nước
giàu nhất thế giới, thường khuyên các thành viên châu Âu cắt chi tiêu cho phúc
lợi xã hội. Trong thế kỷ 21, họ cho rằng các nước thất bại về kinh tế không thể
được trợ giúp nếu toàn xã hội muốn có các nước thành công về kinh tế.

Theo một ý nghĩa nào đó, phúc lợi của chính phủ đối với công ty cũng đã chấm

dứt. Công ty không còn được bảo vệ đối với cạnh tranh nước ngoài bằng thuế hay
hạn ngạch nữa. Công ty không còn nhận được trợ cấp của chính phủ. Nếu chính
phủ cố tìm cách bảo vệ công ty của mình trong thị trường nội địa, những công ty

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.