LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 53

làm thế nào một xã hội đang gặp khó khăn thối nát tự buộc mình hành động trước
khi xảy ra khủng hoảng có thể làm sụp đổ cả hệ thống.

Khả năng thay đổi về mặt xã hội đang được thử thách tại ba khu vực kinh tế

lớn nhất trên trái đất. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thế giới công
nghiệp, Nhật Bản, cần phải làm gì để đương đầu và chế ngự cuộc khủng hoảng
tài chính đã tạo ra trì trệ suốt một thập kỷ? Nhật Bản cần phải tìm cách tạo ra
những đột phá công nghệ quan trọng chứ không phải chỉ phát triển những gì đang
có. Các doanh nhân châu Âu đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất và
là thành viên quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai nhưng gần như
họ biến mất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Châu Âu cần phải biết
tự cải tiến để các doanh nhân xuất hiện trở lại. Người Mỹ đã sáng tạo ra hệ thống
giáo dục công cộng phổ cập toàn xã hội, đứng đầu hệ thống này cả một thế kỷ và
sử dụng nó để tạo sự thành công của mình trong thế kỷ 20. Nhưng một hệ thống
giáo dục đã từng dẫn dắt thế giới nay không còn có hạng trên thế giới. Hoa Kỳ
phải tự cải tiến nếu không muốn thấy lương của 2/3 lực lượng lao động dưới
cùng thiếu chuyên môn giảm.

Cả ba trường hợp này đều có thể thất bại. Argentina và Chile là những nước

giàu vào năm 1880 và nghèo vào năm 1980. Hay tất cả đều có thể thành công.
Người Ai Cập vẫn bảo tồn thành công kinh tế của họ kéo dài hàng nghìn năm.

Phát triển kinh tế bắt đầu với khả năng tổ chức huy động tài nguyên. Trong thế

kỷ 19, Hoa Kỳ rất dồi dào về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động.
Công việc hàng đầu là huy động lao động. Lao động phải được tuyển dụng từ bên
ngoài. Thời gian làm việc kéo dài trong những nhà máy mới. Công việc sản xuất
đòi hỏi bình quân trên 3.000 giờ mỗi năm – gấp đôi số giờ của công nhân Mỹ làm
việc hiện nay. Số giờ lao động bình quân hàng năm tăng đáng kể khi người ta di
chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trong những vùng thời tiết lạnh, nông
dân làm việc dưới 3.000 giờ/năm rất xa. Họ làm việc nhiều trong thời kỳ gieo
trồng và thu hoạch; rất ít công việc giữa hai thời kỳ đó và gần như không làm gì
cả vào mùa đông.

Với số lao động dồi dào và hiếm tài nguyên thiên nhiên trong hậu bán thế kỷ

20, châu Á đã huy động vốn. Sự kiểm soát và khuyến khích của chính phủ đã đưa
tỷ lệ tiết kiệm lên mức chưa từng thấy trước đây. Tỷ lệ tiết kiệm tại Singapore
vượt quá 50%. Trung Quốc là một nước nghèo nhưng cũng tiết kiệm đến 30% thu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.