LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 55

sẵn nguồn cung ứng than đá cũng là một phần nguyên nhân cuộc cách mạng công
nghiệp xảy ra ở đó. Hai nước có thể thách thức là Hoa Kỳ và Đức cũng có sẵn dự
trữ than đá.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai, sản xuất hàng loạt đòi hỏi vốn lớn

là con đường tiến tới thành công kinh tế. Người có vốn lớn là kẻ chiến thắng –
Carnegie vào đầu thế kỷ, Ford trong những năm 1920, những công ty Mỹ trong
những năm 1950 và các công ty Nhật Bản trong những năm 1980.

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đang sắp xếp lại trật tự của những tảng

xây dựng cơ bản trong kim tự tháp giàu có. Làm thế nào để thực hiện trò chơi này
còn là điều mơ hồ. Kẻ chiến thắng sẽ là những người nhìn thấy trước tính chất
của kim tự tháp giàu có trong nền kinh tế tri thức.

Hoa Kỳ

Không có một tổ chức nào làm điều gì cũng tốt. Ai cũng có thế mạnh – những

điều làm tốt và chỗ yếu – những điều làm tồi. Vấn đề chính là tổ chức có thích
hợp với thời đại. Kẻ thành công sẽ là những người có thế mạnh nội tại đáp ứng
thế mạnh cần thiết để giải quyết vấn đề quyết định của thời đại và có chỗ yếu
không ảnh hưởng hay không quan trọng đối với thời đại đó.

Vị trí kinh tế khống chế của Hoa Kỳ vào cuối thập kỷ 1990 là một điển hình

của các nguyên tắc này. Vào giữa những năm 1980, có nhiều sách như Sản xuất
tại Hoa Kỳ (Made in America) trong đó tôi là một trong nhiều tác giả đã phân
tích sự suy sụp của nền công nghiệp Hoa Kỳ. Những loại sách này đã không sai.
Hết ngành công nghiệp này đến ngành công nghiệp khác, các công ty Hoa Kỳ đã
bị các công ty của Nhật Bản và châu Âu lấn dần. Ngành điện tử tiêu dùng của
Hoa Kỳ hoàn toàn biến mất; lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ không còn là nước
sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới; và Hoa Kỳ đã bị Nhật Bản vượt qua trong việc sản
xuất vi mạch bán dẫn. Báo chí ở Nhật Bản và châu Âu công khai nói về sự suy
sụp kinh tế của Hoa Kỳ và thế kỷ Hoa Kỳ cáo chung.

Ở một mức độ nào đó, việc xoay chuyển của Hoa Kỳ có thể tìm thấy trong các

xí nghiệp đã cật lực khắc phục thế yếu của họ. Những cố gắng để loại bỏ khoảng
cách về chất lượng với các nhà cạnh tranh nước ngoài rất ấn tượng. Công ty hỗ
trợ thiết kế và tham gia vào các chương trình như “Lãnh đạo cho Sản xuất” tại
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Các xí nghiệp Mỹ giảm biên chế
không thương tiếc, tái cấu trúc và di chuyển ra nước ngoài. Họ đã trở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.