Vào cuối những năm 1990, các máy tính của Nhật Bản đều có ghi bên ngoài
“Intel Inside”. Chính người Nhật - vướng vào một trận chiến chỉ dẫn đến thua lỗ
với người Hàn Quốc để khống chế sản phẩm DRAM – lo ngại bị phá sản.
Người Mỹ rất nhanh trong việc mở ra doanh nghiệp mới. Việc đào tạo khoa
học và kỹ thuật hàng đầu đều nhấn mạnh về sáng tạo. Họ không quan tâm đến
những sự gia tăng do cải tiến. Vốn sẵn sàng chấp nhận rủi ro rất nhiều. Các kỹ sư
và nhà doanh nghiệp trẻ lúc nào cũng tìm cơ hội để tự kinh doanh. Khi họ thành
lập doanh nghiệp riêng, các ông chủ cũ của họ cầu chúc họ thành công và sẵn
sàng mua linh kiện và dịch vụ của họ. Họ không bị xem là những kẻ phản bội.
Nếu họ thất bại và nhiều người đã thất bại, các ông chủ cũ sẵn sàng nhận họ trở
lại. Khi một người muốn tự lập với doanh nghiệp riêng, cho dù có thất bại, cũng
là dấu hiệu tốt của một công nhân tiềm năng – làm việc tận tình,sáng tạo, chấp
nhận rủi ro, biết thế giới hoạt động như thế nào. Rủi ro thất bại tại Hoa Kỳ thấp
hơn nhiều so với các xã hội khác nơi mà những người xin nghỉ việc bị xem là kẻ
phản bội, nơi mà một doanh nghiệp thất bại được xem là thất bại của cá nhân và
rất khó để được tuyển dụng lại nếu không muốn nói là vô vọng nếu đã nghỉ để lập
doanh nghiệp riêng.
Ngay trong ngành bán dẫn, sự yếu kém cố hữu của Hoa Kỳ rất rõ ràng. Có hai
lãnh vực mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ không tham gia do hai yếu điểm cố hữu
này.
Sản xuất các tấm si-li-côn thuần tuý để từ đó sản xuất ra các vi mạch bán dẫn
hoàn toàn nằm trong tay của các doanh nghiệp Nhật Bản và châu Âu. Hai nhà sản
xuất của Hoa Kỳ cuối cùng là Monsanto và Texas Instruments đã bán cho doanh
nghiệp nước ngoài trong những năm 1990. Việc sản xuất những tấm si-li-côn
thuần tuý hơn là một công nghệ đã sắp lỗi thời vì lợi nhuận rất thấp nhưng đầu tư
lại lớn và cũng cần kiên nhẫn và đào tạo lực lượng lao động để sản xuất các tấm
si-li-côn càng cẩn thận hơn. Đây không phải là hoạt động sở trường của người
Mỹ.
Những cơ sở sản xuất mạch bán dẫn tầm cỡ thế giới đòi hỏi hàng tỷ đô la. Các
doanh nghiệp Hoa Kỳ rất giỏi trong thiết kế các vi mạch bán dẫn mới nhưng nếu
nhà thiết kế nào cũng cần có cơ sở sản xuất riêng thì sẽ có rất ít nhà thiết kế vì rất
ít người có thể có vốn đầu tư cần thiết cho cơ sở sản xuất của riêng mình. Do đó
có những nơi được gọi là lò đúc vi mạch ra đời để lấp chỗ trống. Các lò đúc này