thật. Không ai có thể tin rằng châu Âu sẽ chịu dựng được về mặt chính trị một tỷ
lệ thất nghiệp 2 chỉ số và cho đó là bình thường.
Những gì mà người Đức làm hoàn toàn không cần thiết. Không cần một chính
sách chống lạm phát triệt để, Hoa Kỳ đã có thành tích chống lạm phát tốt hơn
châu Âu vào cuối thập kỷ. Nhưng những chính sách đó đã làm cho các nền kinh
tế châu Âu càng nhỏ và yếu hơn, đúng ra không đáng có.
Vào năm 1990, ít ai có thể tin vào dự đoán là tỷ lệ tăng trưởng của Nhật Bản
chỉ có 0,4%/năm trong những năm 1990 và Nhật Bản sẽ đi vào thiên niên kỷ thứ
II với 2 năm liền có tỷ lệ tăng trưởng âm.
Thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi là tôi có quá sai lầm trong các bài viết trước đây
của tôi. Trong quyển sách “Đối đầu “ (Head to head) trong năm 1991 về trận
chiến kinh tế giữa Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản, tôi chẳng đá động gì đến sự
sụp đổ của thị trường chứng khoán tại Nhật Bản trong những năm 1990. Tôi đã
giả định rằng người Nhật sẽ nhanh chóng và dễ dàng giải quyết tình trạng xáo
trộn này như Hoa Kỳ đã giải quyết tình trạng xáo trộn về tiết kiệm và cho vay
trong những năm 1980. Chưa bao giờ tôi lại có thể sai lầm như thế.
Cuộc khủng hoảng tại Nhật Bản và châu Á
Về nhiều mặt, sự suy giảm kinh tế tại Nhật Bản là một minh họa sống động
hơn sự hồi phục của Hoa Kỳ về hệ thống xã hội có thể hoạt động tốt trong một số
môi trường nào đó và không phù hợp cho một số khác.Sau Thế chiến thứ 2, Nhật
Bản đã tổ chức một hệ thống kinh tế tốt nhất thế giới về thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Nhưng họ không thể giải quyết khủng hoảng tài chính. Những yếu điểm
tạo ra những vấn đề hiện nay cho Nhật Bản vẫn luôn còn đó nhưng lại không
được chú ý cho đến khi thị trường chứng khoán và bất động sản sụp đổ trong năm
1990. Chính vì các yếu điểm này mà sức mạnh của họ – khả năng tạo tăng trưởng
kinh tế nhanh- đã biến mất. Thình lình một hệ thống hoạt động tốt trong những
năm 1960, 1970 và 1980 lại không hoạt động được trong những năm 1990.
Tư bản chủ nghĩa cũng không thoát khỏi qui luật là hệ thống xã hội được tạo ra
với nhiều điểm mạnh và điểm yếu. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất, không một hệ thống kinh tế nào khác có thể tạo sự tăng trưởng kinh tế liên
tục. Không một hệ thống nào khác tốt hơn có thể giải quyết nhu cầu của con
người. Đấy là những điểm mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chủ nghĩa tư