Khi xã hội không thể bám theo môi trường thực tế, sự giàu có sẽ biến mất.
Cuộc khủng hoảng tại Nhật Bản đã làm giảm số tỷ phú từ 41 xuống còn có 9
trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Điều tương tự đã xảy ra tại khu vực khác của
châu Á và trong thế giới đang phát triển. Vẫn còn nhiều tỷ phú trong thế giới
đang phát triển – 20 tại châu Á ngoài Nhật Bản, 15 tại châu Mỹ La tinh, 14 tại
Trung Đông và 2 tại châu Phi- nhưng con số này giảm nhanh chóng theo các cuộc
khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 1990. Vào năm 1994, riêng Mexico
có đến 24 tỷ phú.
Sự thất bại cá nhân và công ty rõ ràng phát sinh từ thất bại về mặt xã hội.
Những cá nhân giàu có và những công ty có giá trị cao sẽ không xuất hiện trở lại
tại Nhật Bản nếu họ không tự tổ chức lại để đối phó với khủng hoảng tài chính.
Trước khi có cuộc khủng hoảng, 7 trong số 10 công ty lớn nhất thế giới là công ty
Nhật Bản. Chỉ có hai công ty Mỹ và một công ty châu Âu nằm trong danh sách.
Tám năm sau, khi cuộc khủng hoảng chưa giải quyết được, không còn một công
ty Nhật Bản nào nằm trong danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới. Có chín công
ty Mỹ và một công ty châu Âu. Không một công ty Nhật nào đến gần mức để lọt
vào danh sách trong năm 1998. Chỉ có một công ty Nhật nằm trong danh sách 25
công ty lớn nhất thế giới.
Qui luật thứ 4 : Hiểu, nhận biết và chấp nhận những hạn chế của những
thế yếu cố hữu là khởi điểm của sự khôn ngoan đối với tất cả mọi tổ chức. Bí
mật thành công là tìm chỗ sử dụng tài nguyên của mình nơi mà các thế yếu
đó không có tác dụng.
Sự suy sụp vị trí kinh tế của Nhật Bản không phải hoàn toàn do khủng hoảng
tài chính. Cho dù 7 công ty Nhật trong số 10 công ty lớn nhất thế giới không gặp
sự giảm giá cổ phiếu của chúng trên thị trường chứng khoán sau này trong thập
kỷ, không một công ty nào đến gần mức có thể lọt vào danh sách năm 1998. Các
công ty Nhật đã bỏ qua một cách có hệ thống cơ hội lớn của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba. Nhưng Nhật Bản không thể bắt đầu giải quyết vấn đề
sáng tạo của mình (vì không có khả năng tạo đột phá lớn về công nghệ) cho đến
khi họ tìm cách giải quyết những xáo trộn của cuộc khủng hoảng tài chính.
Sự sụt giảm (có điều chỉnh theo lạm phát và giảm phát) của thị trường chứng
khoán từ 39.000 xuống 13.000 theo chỉ số Nikkei trong năm 1990 thực ra còn
lớn hơn sự sụt giảm tại Hoa Kỳ giữa năm 1929 và 1932. Giá bất động sản cũng