nhanh chóng theo thị trường chứng khoán giảm còn nặng nề hơn (70% vào năm
1998).Tám năm sau, thị trường chứng khoán vẫn chưa hồi phục và giá bất động
sản vẫn giảm 5%/năm.
Sự sụt giảm mạnh tổng sản phẩm nội địa (GDP) như trong Đại khủng hoảng
hiện nay khó xảy ra. Bảo hiểm tiền gửi ngăn chặn các ngân hàng đang suy sụp
không thể tước đoạt tiền gửi của khách hàng. Chi tiêu chính phủ chiếm một tỷ lệ
lớn hơn nhiều trong GDP so với những năm 1920, không giảm trong thời kỳ
khủng hoảng tài chính và là một động lực kinh tế. Như trường hợp của Nhật Bản
chứng minh, không sẵn sàng giải quyết các khó khăn của khủng hoảng tài chính
có thể dẫn đến một thời gian lâu dài với mức tăng trưởng rất hạn chế – trong
trường hợp của Nhật Bản có thể gọi là đại trì trệ.
Chi tiết có khác nhau, nhưng nhìn chung các cuộc khủng hoảng trong suốt 370
năm qua đều có cùng nguyên nhân và cùng phương pháp cứu chữa. Tin tốt là thế
giới có nhiều kinh nghiệm thu lượm thông tin sau mỗi lần bong bóng đầu cơ vỡ.
Người ta biết đích xác cần phải làm gì để khởi động lại hoạt động kinh tế. Tất cả
mọi sự chọn lựa đều được xem xét. Điều gì không đem lại kết quả cũng được biết
rất rõ. Về mặt kỹ thuật, phương pháp cứu chữa không có gì khó áp dụng. Nhật
Bản có thể dễ dàng trở lại thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Tin xấu là điều cần phải làm đòi hỏi tái cấu trúc kinh tế gây đau đớn. Nợ cần
phải xóa và thua lỗ phải phân bổ cho ai đó. Nhiều công ty và ngân hàng phải
đóng cửa. Những bộ phận không đem lại lợi nhuận phải bán đi. Người quản lý
cũng như công nhân sẽ mất việc. Trong việc thu dọn kinh tế sau khủng hoảng tài
chính, nó có thể công bằng cũng có thể bất công.
Điều cần làm cũng giống như nhổ một bụi cây gai bằng tay không. Bụi cây cần
phải được nắm thật chặt và nhổ thật nhanh với tất cả sức lực. Tất nhiên sẽ có cảm
giác rất đau đớn lúc đầu nhưng rồi sẽ nhanh chóng qua đi. Một khi đã nắm chặt,
bụi cây gai có thể được nhổ đi dễ dàng để nhường chỗ cho cây khác sinh lợi
nhiều hơn. Sau khi nhổ bụi cây gai, bạn lau tay cho sạch máu và chuyển sang
công tác khác. Vết thương không sâu và sẽ nhanh chóng lành lặn.
Người làm vườn nào cố nắm bụi cây gai một cách nhút nhát sẽ không đủ chặt
để nhổ nó. Mỗi lần cố gắng nắm lấy lại tạo thêm nhiều vết thương và các vết
thương không có cơ hội để lành. Sự đau đớn sẽ kéo dài mãi. Đất sẽ không được