LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 60

bản cũng có 2 điểm yếu quan trọng – suy thoái và khủng hoảng tài chính. Cả hai
đã thấm sâu vào qui luật cố hữu của chủ nghĩa tư bản.

Bùng nổ hay suy thoái xảy đến vì đầu tư lệ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng tiêu

dùng và chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ này cũng có thể tạo ra những biến
đổi lên xuống rất lớn về đầu tư. Lòng tham – con người muốn có nhiều hơn- là
động lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển, nhưng đây cũng chính là điều đã
đẩy giá tài sản lên mức không thể chịu đựng được. Khi đã đạt mức này sự sụp đổ
là tất yếu. Vấn đề là lúc nào thôi.

Tên tuổi của những cuộc khủng hoảng lớn vang lên qua lịch sử: dịch hoa tu-líp

ở Hà Lan trong những năm 1620, vụ vỡ bong bóng South Sea (South Sea Bubble)
tại Anh Quốc, kế hoạch Mississippi (Mississippi Scheme) tại Pháp trong những
năm 1720 và cuộc đại khủng hoảng năm 1929 tại Hoa Kỳ. Hàng chục cuộc khủng
hoảng nhỏ hơn không được ghi nhớ rải rác đây đó trong lịch sử kinh tế. Chúng ta
nhớ những cuộc khủng hoảng đem lại tai họa như cuộc Đại khủng hoảng trong
những năm 1930.

Khủng hoảng tài chính không phải do toàn cầu hóa. Chúng đã có mặt lâu đời

trước khi có toàn cầu hóa. Chúng cũng lây lan trước khi có toàn cầu hóa. Khởi
đầu bằng sự sụp đổ của Credit Anstalt tại Áo và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ
năm 1929, cuộc Đại khủng hoảng đã lan ra gần khắp thế giới.

Sự lây lan trong quá khứ không đem lại miễn nhiễm cho tương lai. Mặc dù đã

có nhiều sự sụp đổ trong những năm 1800 và cuộc Đại khủng hoảng năm 1929,
trong những năm 1970 và 1980, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự phá sản của thành phố
lớn nhất nước, sự cứu giúp của chính phủ đối với công ty lớn nhất (Chrysler), sự
sụp đổ toàn bộ hệ thống tiết kiệm và cho vay, thị trường chứng khoán mất giá
25% trong vòng 3 ngày, và sự xuống giá bất động sản đáng kể vào cuối thập kỷ.
Khủng hoảng xảy ra. Bất kỳ xã hội tư bản nào không thể giải quyết khủng hoảng
đều gặp khó khăn.

Nếu Nhật Bản muốn phục hồi thành tích kinh tế của họ, họ cần phải xây dựng

lại hệ thống kinh tế và xã hội để có thể giải quyết các cuộc khủng hoảng tài
chính. Về mặt lịch sử, những khó khăn hiện nay là nhằm thử thách khả năng thay
đổi của hệ thống xã hội Nhật Bản cũng như cuộc Đại khủng hoảng đã thử thách
khả năng thay đổi của Hoa Kỳ. Nếu người Nhật thất bại, các nhà sử học sẽ viết về
sự cứng nhắc về mặt xã hội tại Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.