LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 7

Lục địa châu Âu nhìn thế giới trong đó mô hình ưa chuộng - nền kinh tế thị

trường xã hội - nơi mà phúc lợi được trả cao và nhà nước can thiệp mạnh để phân
phối rộng rãi sự giàu có không còn thích hợp. Trong khi có những biến động lên
xuống mang tính chu kỳ nhưng xu hướng lâu dài về thất nghiệp ở châu Âu không
ngừng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp 2 chỉ số chưa bao giờ thấy từ những năm 1930
nay được xem như tình trạng thường xuyên. Một châu lục nghĩ rằng có thể đảm
bảo việc làm cho công dân của mình nay mới thấy là không thể làm điều đó. Các
nhà chính trị đều hứa là sẽ làm điều gì đó nhưng mọi người biết là sẽ chẳng làm
gì.

Trong nền kinh tế tri thức nhân tạo mới của thế kỷ 21, toàn châu Âu gần như

không có lãnh đạo công nghiệp thành công. Công ty sản xuất máy tính địa
phương cuối cùng đã bán cho Đài Loan năm 1998. Châu Âu nói đến việc đuổi
theo nhưng biết rằng khoảng cách công nghệ giữa họ và Hoa Kỳ ngày càng tăng.
Châu lục đã từng sản sinh ra văn hóa nay phải nhập từ Hoa Kỳ. Biểu tượng tương
tự như “Intel Inside” có thể được in trên hầu hết những gì mới tại châu Âu. Việc
tái cấu trúc, thu gọn và đưa sản xuất ra ngoại biên được xem là mô hình kinh tế tư
bản kiểu Hoa Kỳ cần phải tránh xa lại đến.

Tại châu Âu, châu Á và phần còn lại của thế giới thứ ba, nỗi băn khoăn kinh tế

lên cao. Tất cả đều mong muốn sức mạnh và sự bền vững của kim tự tháp thể
hiện trên tờ một đôla của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ không nằm trong những nước có mối lo lắng cao độ này. Hoa Kỳ đã

phục hồi! Trong những năm 1990, Hoa Kỳ thành công nhất trong thế giới các
nước công nghiệp. Khoảng cách kinh tế giữa Hoa Kỳ và các nước còn lại của thế
giới lại gia tăng. Mức gia tăng 2.000 tỷ đô la tổng sản phẩm nội địa trong thập kỷ
1990 của Hoa Kỳ cao hơn tổng sản phẩm nội địa của tất cả các nước trừ Nhật
Bản. Thay vì chựng lại hay sụt giảm trước tình hình khủng hoảng ở châu Á,
thành tích kinh tế của Hoa Kỳ trong năm 1998 lại đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,3%.
Thất nghiệp ở mức thấp nhất trong lịch sử và không có lạm phát.

Người giàu nhất hành tinh một lần nữa lại là người Mỹ. Sự giàu có của các vua

dầu lửa (Trung Đông) đã bị lu mờ. Số tỷ phú người Mỹ đã có hàng trăm.

Các doanh nghiệp Mỹ đã chiếm lại vị trí hàng đầu. Trong năm 1990, chỉ có hai

doanh nghiệp Mỹ trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, con số này là 9 vào
năm 1998. Tương tự, vào đầu thập kỷ 1990, không có một ngân hàng Mỹ nào

Liên Kết Chia Sẽ

    error code: 525
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.