6. SÁNG TẠO KIẾN THỨC
Từ hàng nghìn năm trước, đất nông nghiệp đi liền sau tổ chức xã hội và tính
cách doanh nghiệp (thường biểu hiện dưới hình thức lãnh đạo quân sự) như là
khối xây dựng cơ bản làm nền tảng cho kim tự tháp giàu có. Sau cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất, nguồn năng lượng đã thay thế đất đai trở thành nền
tảng cho sự thịnh vượng. Với cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, kiến thức thay
thế vị trí của đất đai và năng lượng.
Kiến thức đưa đến những đột phá cơ bản trong công nghệ, từ đó tạo ra những
tình trạng mất cân đối trong đó doanh thu cao và tỷ lệ tăng trưởng nhanh có thể
đạt được. Kiến thức cho phép những sự việc mới đột nhiên được hoàn thành theo
những cách thức mới. Xe ô tô và những dây chuyền lắp ráp đã làm thay đổi thế
giới. Những hoạt động cũ có thể được thực hiện bằng những phương cách khác
biệt cho đến nỗi nó thật sự trở thành những sản phẩm mới. Vi xử lý cho phép máy
tính xách tay làm bất cứ điều gì mà những máy điện toán IBM có thể thực hiện
được trước đây 30 năm, nhưng do việc giảm chi phí sản xuất và kích cỡ vật chất,
máy tính xách tay có thể thực hiện toàn bộ các chức năng mới.
Nếu có đủ những công nghệ mới nở rộ cùng lúc, hoặc một đột phá mới thật sự
lớn xảy ra, lịch sử sẽ xem chúng như những cuộc cách mạng kinh tế. Cuộc cách
mạng công nghiệp phát xuất từ sự phát minh ra động cơ hơi nước. Điện khí hóa
dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai. Nó đã xảy ra lâu đến nỗi chúng ta
không còn nghĩ rằng đó là một cuộc cách mạng, nhưng trong thời kỳ tiền sử sự
biến chuyển từ tình trạng săn bắt du mục sang nông nghiệp định cư cũng đã là
một cuộc cách mạng như thế. Cuộc cách mạng kinh tế này tạo ra văn minh nhân
loại. Đã có đủ thời gian cho con người được nuôi nấng để học đọc và viết, để
phát triển nghệ thuật và xây dựng các đài kỷ niệm. Một số lượng tương đối lớn
con người có thể sống cùng nhau trong những thành phố lớn bởi vì họ có thể
được nuôi dưỡng. Trường học có thể được xây dựng và nhân loại có thể bắt đầu
học hỏi lẫn nhau.
Giữa những cuộc cách mạng chính yếu, việc phát minh ra động cơ nổ tạo ra
những cơ hội thịnh vượng vĩ đại (Ford, Sloan, Kettering). Động cơ nổ đã đưa đến
nền công nghiệp lớn nhất thế giới, nhưng không tạo ra cuộc cách mạng kinh tế.
Nếu động cơ nổ không được phát minh, thế giới có lẽ chỉ có những ô tô chạy