Nói cách khác, trong kỷ nguyên của các công cụ mạng như hiện nay, những
người lao động trí óc đang dần có xu hướng thay thế làm việc sâu bằng làm
việc hời hợt – liên tục gửi và nhận e-mail, thường xuyên bị đứt mạch làm
việc vì những mối phân tâm tức thời. Tư duy sâu sẽ mang lại những nỗ lực
lớn lao hơn, chẳng hạn như hình thành một chiến lược kinh doanh mới hay
viết đơn xin trợ cấp nghiên cứu quan trọng, còn sự phân tâm sẽ chỉ tạo ra
thành quả có chất lượng mờ nhạt.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự dịch chuyển về phía công việc
hời hợt không phải là lựa chọn có thể dễ dàng đảo ngược. Nếu tốn nhiều
thời gian trong tình trạng làm việc hời hợt, bạn sẽ vĩnh viễn làm thui chột
khả năng làm việc sâu của mình. Nhà báo Nicholas Carr thừa nhận trong
một bài viết trên tờ Atlantic năm 2008 rằng: “Có vẻ Internet đang làm mai
một khả năng tập trung và tư duy chuyên sâu của tôi. [Và] tôi không phải là
người duy nhất.” Carr đã mở rộng lập luận này thành cuốn sách có tựa đề
The Shallows (tạm dịch: Những việc tầm phào), cuốn sách giúp anh giành
được giải thưởng Pulitzer
. Để có môi trường thích hợp viết cuốn The
Shallows, Carr đã chuyển đến một khu văn phòng và ngắt hết kết nối với
bên ngoài.
3
Giải thưởng của Mỹ trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả
là báo chí và văn học. (ND)
Quan điểm cho rằng các công cụ mạng đang khiến chúng ta đi từ làm việc
sâu đến làm việc hời hợt không còn mới mẻ. The Shallows chỉ là cuốn sách
đầu tiên trong một loạt các cuốn sách gần đây kiểm chứng sức ảnh hưởng
của Internet tới não bộ và thói quen làm việc của chúng ta mà thôi. Những
cuốn sách cùng chủ đề bao gồm: Hamlet’s BlackBerry(tạm dịch: Chiếc
BlackBerry của Hamlet) của William Powers, The Tyranny of E-mail (tạm
dịch: Sự thống trị của e-mail) của John Freeman và The Distraction
Addiction (tạm dịch: Vòng xoáy sao lãng) của Alex Soojung-Kin Pang – tất
cả các tác giả ít nhiều đều nhất trí rằng các công cụ mạng đang khiến chúng