ta bị phân tán tư tưởng, đồng thời cũng làm suy giảm khả năng duy trì sự
tập trung của chúng ta.
Trước những bằng chứng rõ ràng kể trên, tôi sẽ không dành nhiều thời gian
để cố gắng thiết lập luận điểm này. Tôi hy vọng chúng ta có thể ước định
rằng các công cụ mạng đang tác động tiêu cực đến làm việc sâu. Tôi cũng
sẽ tránh bất kỳ lập luận gay gắt nào về hậu quả lâu dài của sự thay đổi này
đối với xã hội, vì những lập luận như vậy có xu hướng mở ra những bất
đồng không thể hóa giải. Một bên của cuộc tranh luận là những người theo
chủ nghĩa hoài nghi như Jaron Lanier và John Freeman, họ nghi ngờ rằng
phần nhiều các công cụ này, ít nhất là trong trạng thái hiện tại, sẽ gây nguy
hại cho xã hội, trong khi những người theo chủ nghĩa lạc quan khác như
Clive Thompson lại cho rằng chắc chắn chúng đang thay đổi xã hội nhưng
theo hướng khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Ví dụ, Google có thể làm
giảm trí nhớ của chúng ta, nhưng chúng ta không còn cần phải nhớ quá
nhiều nữa vì giờ đây chúng ta có thể tìm kiếm bất cứ điều gì cần biết.
Tôi không đứng về bên nào trong cuộc tranh luận mang tính triết học này.
Thay vào đó, tôi quan tâm tới một bài báo về hứng thú cá nhân và thực
dụng hơn: văn hóa công việc chuyển hướng sang sự hời hợt (dù bạn nghĩ
nó là tốt hay xấu về mặt triết học) đang tạo ra cơ hội kinh tế mang tính cá
nhân cho những người nhận ra tiềm năng khi đi ngược lại với xu hướng này
và ưu tiên mức độ làm việc sâu – một cơ hội đã được nhà tư vấn trẻ tuổi
Jason Benn đến từ Virginia thừa nhận cách đây không lâu.
Có nhiều cách để nhận ra chúng ta không có giá trị gì trong nền kinh tế.
Jason Benn đã hiểu rõ vấn đề không lâu sau khi đảm nhận công việc tư vấn
tài chính. Phần lớn trách nhiệm công việc của anh có thể được tự động hóa
nhờ một lệnh Excel “chắp vá với nhau”.
Công ty thuê Benn lập báo cáo cho các ngân hàng có liên quan đến những
giao dịch phức tạp. (Benn nói đùa trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi
rằng: “Nó có vẻ thú vị như tên gọi của nó vậy.”) Quá trình lập báo cáo đòi