Nhưng khi phải thanh toán hơn 1.000 đô-la mỗi ngày để hoàn thành
chương đó trong một phòng hạng sang của một khách sạn lâu đời được xây
dựng theo cùng phong cách giống trường Hogwarts, thì việc huy động năng
lượng để bắt đầu và duy trì công việc này sẽ dễ dàng hơn so với việc ngồi
trong phòng làm việc ở nhà và dễ bị sao nhãng.
Khi nghiên cứu thói quen của những người làm việc sâu nổi tiếng khác, ắt
hẳn bạn cũng thường bắt gặp chiến lược quan trọng hóa vấn đề này. Ví dụ,
trong thời gian làm CEO của Microsoft, Bill Gates đã nổi tiếng với việc
thực hiện Tuần suy nghĩ (Think Weeks). Trong thời gian tiến hành, ông
phải bỏ lại những công việc thông thường và gia đình mình để lui về một
căn phòng chất đầy giấy tờ và sổ sách. Mục tiêu của ông là suy nghĩ kỹ
càng, liền mạch các vấn đề lớn liên quan đến công ty. Từ đó, ông đi đến kết
luận rằng Internet sẽ là nhân tố quan trọng trong ngành công nghệ thông
tin. Không gì có thể cản trở tư duy chuyên sâu trong văn phòng của ông tại
trụ sở Seattle của Microsoft, nhưng sự thay đổi khác lạ trong suốt một tuần
dài ẩn dật đã giúp ông đạt được mức độ tập trung mong muốn.
Alan Lightman, nhà vật lý thuộc MIT kiêm tiểu thuyết gia từng đạt nhiều
giải thưởng, cũng áp dụng phương pháp quan trọng hóa vấn đề. Mỗi khi hè
đến, ông đều ẩn dật tại một “hòn đảo nhỏ” ở Maine để tư duy sâu và tĩnh
dưỡng phục hồi năng lượng. Vào năm 2000, ông đã mô tả hành động này
trong một cuộc phỏng vấn, hòn đảo này không chỉ không có Internet, mà
thậm chí còn không có cả dịch vụ điện thoại. Ông khẳng định: “Chỉ có hai
tháng rưỡi mà tôi thấy như thể mình có thể tìm lại khoảng lặng trong cuộc
đời... thứ vốn thật khó tìm.”
Không phải ai cũng có quyền tự do dành ra hai tháng ở Maine, nhưng nhiều
nhà văn, bao gồm cả Dan Pink và Michael Pollan, cũng có trải nghiệm đó
quanh năm bằng cách xây dựng căn nhà dành riêng cho hoạt động viết lách
– thường tốn khá nhiều chi phí và công sức. (Về phần mình, Pollan thậm
chí còn viết một cuốn sách về trải nghiệm xây dựng căn nhà trong rừng,