hình thành thói quen làm việc sâu, bạn sẽ phải nỗ lực hết mình để đạt được
điều đó.
Để tìm thấy vị trí trung tâm này khi lựa chọn công cụ mạng, bước đầu tiên
chúng ta cần thực hiện là hiểu rõ quá trình ra quyết định mặc định hiện tại
của hầu hết những người dùng Internet. Vào mùa thu năm 2013, tôi đã hiểu
rõ quá trình này nhờ một bài viết giải thích lý do tại sao tôi không bao giờ
dùng Facebook. Dù bài viết này chỉ mang tính giải thích mà không hề có ý
cáo buộc, nhưng nó đã làm dấy lên nhiều ý kiến phản đối từ các độc giả, họ
đáp lại bằng những lời biện minh cho việc sử dụng dịch vụ của họ. Dưới
đây là vài lời biện minh:
“Tôi mê Facebook chủ yếu vì lý do giải trí là chính. Tôi thấy bạn bè ở
đó, đăng những bức ảnh buồn cười và đưa ra những nhận xét nhanh
chóng.”
“[Khi] lần đầu tham gia, [tôi không biết tại sao]... Tôi tham gia một
diễn đàn truyện ngắn hư cấu chỉ vì tò mò. [Một khi] ở đó, tôi có thể
cải thiện được khả năng viết lách và làm quen được với những người
bạn tốt.”
“[Tôi dùng] Facebook vì rất nhiều bạn bè trung học của tôi cũng
dùng.”
Đây là những phản hồi (đại diện cho số lượng lớn phản hồi tôi nhận được
về chủ đề này) thực sự gây ấn tượng với tôi: Họ thuộc về nhóm ít người
đến mức ngạc nhiên. Ví dụ, rõ ràng, người bình luận đầu tiên trong danh
sách này thấy thoải mái khi sử dụng Facebook, nhưng tôi cũng có thể cho
rằng người này không thiếu các lựa chọn giải trí khác trước khi sử dụng
mạng xã hội này. Tôi cũng cá rằng người dùng này có đầy thú vui khác
ngay cả khi dịch vụ này đột nhiên ngắt quãng. Facebook chỉ là một sự bổ
sung tùy chọn giải trí (được cho là khá tầm thường) vào vô vàn các hình
thức giải trí đang tồn tại.