Vào cuối tuần, anh nhận thấy đa số các đồ vật vẫn nằm im trong các hộp đã
đóng gói.
Vì vậy, anh đã loại bỏ chúng.
Rất nhiều đồ đạc thừa thãi trong cuộc sống của chúng ta, một phần vì khi
đứng trước hành động loại bỏ thứ gì đó, chúng ta dễ lo lắng rằng: “Nhỡ một
ngày nào đó mình cần đến chúng thì sao?” Sau đó, chúng ta dùng sự lo lắng
này làm lý do biện minh cho hành động giữ chúng lại. Bữa tiệc đóng gói
của Nicodemus là minh chứng rõ ràng cho thấy hầu hết các vật dụng không
phải là thứ anh cần và nó hỗ trợ rất lớn cho mục tiêu đơn giản hóa của anh.
Chiến lược cuối cùng cung cấp phương pháp phân loại có hệ thống các
công cụ mạng hiện đang chiếm nhiều thời gian và sự chú ý của bạn. Chiến
lược này mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn khác nhưng mang tính bổ
sung cho những vấn đề tương tự và được lấy cảm hứng từ cách tiếp cận của
Ryan Nicodemus nhằm loại bỏ những thứ mà anh không cần đến.
Cụ thể hơn, chiến lược này yêu cầu bạn thực hiện một bữa tiệc đóng gói
tương tự các dịch vụ truyền thông xã hội mà bạn hiện đang sử dụng. Tuy
nhiên, thay vì “đóng gói”, bạn hãy tránh xa chúng trong 30 ngày. Tất cả các
dịch vụ bao gồm: Facebook, Instagram, Google+, Twitter, Snapchat, Vine
hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác phổ biến kể từ khi tôi bắt đầu viết những
dòng này. Đừng hủy kích hoạt các dịch vụ này và (điều quan trọng) là
không đề cập trên mạng rằng bạn sẽ “biến mất” khỏi đó một thời gian: Chỉ
cần ngừng sử dụng chúng, im lặng tuyệt đối mà thôi. Nếu ai đó liên hệ với
bạn bằng các phương tiện khác và hỏi tại sao bạn không hoạt động trên một
dịch vụ cụ thể nào đó, bạn có thể giải thích, nhưng đừng phá vỡ quy tắc khi
nói với mọi người.
Sau 30 ngày tự cô lập khỏi cuộc sống trên mạng, hãy tự hỏi hai câu hỏi sau
về mỗi dịch vụ mà bạn đang tạm thời từ bỏ: