cho mỗi mục tiêu trong cuộc sống của bạn, quy luật này cho biết 2-3 hoạt
động đứng đầu danh sách – số lượng hoạt động mà chiến lược này yêu cầu
bạn tập trung vào – sẽ tạo nên hầu hết sự khác biệt trong việc bạn có đạt
được mục tiêu đó hay không.
Tuy nhiên, dù chấp nhận kết quả này, bạn vẫn có thể cho rằng mình không
nên bỏ qua 80% các hoạt động còn lại có khả năng mang lại lợi ích. Đúng
là những hoạt động ít quan trọng hơn này không đóng góp nhiều vào tỷ lệ
thành công của mục tiêu như 2-3 mục tiêu đứng đầu danh sách, nhưng
chúng vẫn có thể mang lại lợi ích nào đó, vậy thì tại sao không giữ chúng
lại? Miễn là bạn không bỏ qua các hoạt động quan trọng hơn, thì việc đề
phòng vài hoạt động thay thế ít quan trọng khác cũng chẳng sao cả.
Tuy nhiên, lập luận này lại bỏ qua điểm mấu chốt rằng tất cả hoạt động, bất
kể tầm quan trọng của chúng, đều tiêu thụ cùng một quỹ thời gian và sự
chú ý có giới hạn của bạn. Do đó, nếu dành thời gian và tâm sức cho các
hoạt động có tác động nhỏ, nghĩa là bạn đang lấy đi thời gian dành cho các
hoạt động có tác động lớn. Đó là trò chơi có tổng-bằng-không. Và vì thời
gian bạn dành cho những hoạt động có tác động lớn mang lại nhiều thành
quả hơn những hoạt động có tác động nhỏ, nên càng tập trung nhiều vào
những hoạt động có tác động nhỏ, thì tổng lợi ích thu về của bạn càng thấp.
Giới kinh doanh nắm rõ quy luật này. Đây là lý do tại sao việc một công ty
nào đó từ bỏ những khách hàng không mang lại lợi nhuận không hề hiếm
gặp. Nếu 80% lợi nhuận của họ đến từ 20% khách hàng, vậy thì họ sẽ đạt
được doanh thu lớn hơn bằng cách chuyển hướng năng lượng từ khách
hàng có tiềm năng thấp sang phục vụ tốt hơn số ít những khách hàng mang
lại những giá trị hợp đồng béo bở – mỗi giờ dành cho khách hàng có khả
năng sinh lời cao sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn mỗi giờ dành cho khách
hàng có tiềm năng sinh lợi thấp. Điều này cũng đúng với các mục tiêu nghề
nghiệp và cá nhân bạn. Bằng cách lấy thời gian từ các hoạt động có tác
động nhỏ – như tìm bạn cũ trên Facebook – để tái đầu tư vào các hoạt động