này đều mang tính ngoại tuyến và cần sự tập trung cao độ. Do đó, chiến
lược của chúng tôi sẽ đưa ra một kết luận có lẽ là đáng ngạc nhiên nhưng
rất rõ ràng: Dĩ nhiên, Facebook mang lại một số lợi ích cho đời sống xã hội
của bạn, nhưng không có gì quan trọng với nhu cầu của bạn trong lĩnh vực
này đủ để biện minh cho việc bạn phải dành thời gian và sự chú ý của mình
cho chúng.
43
Chính xác thì loại phân tích này biện minh cho sự vắng mặt của tôi trên
Facebook. Tôi chưa bao giờ là thành viên và chắc chắn là mình đã bỏ lỡ
nhiều lợi ích nho nhỏ của loại hình mạng xã hội được tóm tắt ở trên, nhưng
điều này không ảnh hưởng đến mưu cầu duy trì một cuộc sống xã hội
phong phú và bổ ích của tôi tới bất kỳ mức độ đáng chú ý nào. (TG)
Để làm rõ vấn đề, tôi không cho rằng mọi người nên dừng sử dụng
Facebook. Thay vào đó, tôi chỉ đưa ra kết luận đó trong nghiên cứu tình
huống cụ thể (mang tính đại diện) này. Tuy nhiên, theo tôi, sẽ có những tình
huống hợp lý khác dẫn đến kết luận ngược lại. Ví dụ, hãy xem xét trường
hợp của một sinh viên năm nhất đại học. Với sinh viên này, việc thiết lập
các mối quan hệ mới có thể quan trọng hơn việc củng cố các mối quan hệ
hiện tại. Do đó, các hoạt động mà sinh viên này xác định để hỗ trợ mục tiêu
phát triển đời sống xã hội của mình có thể bao gồm một số việc như “tham
dự thật nhiều sự kiện và giao lưu với nhiều người khác nhau”. Nếu đây là
hoạt động chính và bạn đang là sinh viên, một công cụ như Facebook sẽ có
tác động tích cực và nên được sử dụng.
Một sĩ quan quân đội đóng quân ở nước ngoài là một ví dụ khác. Đối với
người lính này, giữ liên lạc sơ qua thường xuyên với bạn bè và gia đình ở
nhà là một ưu tiên chính đáng và có thể được hỗ trợ tốt nhất thông qua các
mạng xã hội.
Thông qua những ví dụ này, chúng ta nhận thấy một điểm rõ ràng là chiến
lược này, nếu được áp dụng như mô tả, sẽ dẫn đến việc nhiều người hiện
đang sử dụng các công cụ như Facebook hoặc Twitter sẽ phải từ bỏ chúng –