Khi biện minh cho việc sử dụng Facebook (hoặc các mạng xã hội tương
tự), hầu hết mọi người đều viện đến tầm quan trọng của chúng đối với cuộc
sống xã hội của mình. Với ý nghĩ này, hãy áp dụng chiến lược của chúng
tôi để xem liệu Facebook có còn ảnh hưởng tích cực đến khía cạnh này
trong các mục tiêu cá nhân của chúng ta hay không. Để làm như vậy, một
lần nữa, hãy đưa ra một mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ giả định.
Mục tiêu cá nhân: Duy trì tình bạn thân thiết và quý giá với một nhóm quan
trọng đối với tôi.
Các hoạt động chính hỗ trợ mục tiêu này:
1. Thường xuyên dành thời gian liên lạc với những người quan trọng nhất
đối với tôi (ví dụ: tâm sự, đi ăn, hoặc hoạt động tập thể).
2. Hết lòng hết dạ với những người quan trọng nhất với tôi (ví dụ: sẵn sàng
hy sinh để cải thiện cuộc sống của họ).
Không phải ai cũng sẽ có mục tiêu hoặc các hoạt động hỗ trợ chính xác như
thế này, nhưng hy vọng bạn hiểu rằng chúng hiệu quả với nhiều người. Giờ
đây, hãy lùi lại và áp dụng logic chọn lọc của chiến lược vào ví dụ về
Facebook trong bối cảnh mục tiêu cá nhân này. Dĩ nhiên, dịch vụ này có thể
mang lại một số lợi ích cho đời sống xã hội của bạn: Nó cho phép bạn liên
lạc với những người đã lâu không gặp, duy trì liên lạc sơ sơ với những
người quen biết nhưng không nói chuyện thường xuyên, dễ dàng theo dõi
các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của mọi người (chẳng hạn như họ
đã kết hôn hay chưa, em bé của họ trông như thế nào) và tạo điều kiện để
bạn tiếp cận các cộng đồng hoặc nhóm trên mạng phù hợp với sở thích của
mình.
Đây là những lợi ích thực sự không thể phủ nhận mà Facebook đã mang lại
cho chúng ta, nhưng không có lợi ích nào trong số này tác động tích cực
đáng kể đến hai hoạt động chính mà chúng ta đã liệt kê, cả hai hoạt động