Chỉ có điều bây giờ, chuyện đó đã thành dĩ vãng.
Tôi thừa nhận rằng một trong những yếu tố thúc đẩy truyền thông xã hội
phát triển nhanh chóng là khả năng rút ngắn mối liên kết giữa việc tạo ra
giá trị thực đầy khó khăn và phần thưởng tích cực khi mọi người chú ý đến
bạn. Thế nhưng điều đó đã thay thế sự trao đổi của chủ nghĩa tư bản vô tận
bằng hình thức trao đổi của chủ nghĩa tập thể nông cạn: Tôi sẽ chú ý đến
những gì anh nói nếu anh chú ý đến những gì tôi nói – bất kể nó có giá trị
gì. Ví dụ, blog, tạp chí hoặc chương trình truyền hình chứa nội dung quảng
bá một bài đăng Facebook hoặc một trang tin Twitter, trung bình sẽ không
thu hút được khán giả nào cả. Nhưng khi đưa vào những quy ước xã hội
trên các dịch vụ này, thì cùng nội dung đó sẽ thu hút sự chú ý dưới hình
thức Thích và Bình luận. Thỏa thuận ngầm thúc đẩy hành vi này đó là để
nhận được sự chú ý (phần lớn là không đáng chú ý) từ bạn bè và người theo
dõi, bạn phải đáp lại sự ủng hộ bằng cách dành sự chú ý (cũng không đáng
chú ý) đến họ. Bạn “thích” trạng thái mới cập nhật của tôi và tôi sẽ “thích”
trạng thái của bạn. Thỏa thuận này tạo ra cho người ta một tầm quan trọng
giả tạo mà không cần nhiều nỗ lực đáp lại.
Bằng cách từ bỏ các dịch vụ này mà không thông báo, bạn có thể kiểm tra
thực tế trạng thái của mình với tư cách là nhà sản xuất nội dung. Đối với
hầu hết mọi người và phần lớn các dịch vụ, tin tức có thể đúng mực – thậm
chí không ai ngoài bạn bè thân thiết nhất và gia đình của bạn có thể thấy
bạn đã đăng xuất. Tôi thấy mình khó chịu một cách vô cớ khi nói về vấn đề
này – liệu có bất kỳ cách giải quyết nào khác không? – nhưng cần phải thảo
luận điều này vì mưu cầu tự cho rằng mình là quan trọng là lý do chính
khiến mọi người tiếp tục dành thời gian và sự chú ý của mình một cách
thiếu suy nghĩ.
Tất nhiên, đối với một số người, thử nghiệm 30 ngày này sẽ rất khó khăn
và gây ra nhiều vấn đề. Nếu bạn là một sinh viên đại học hoặc là người
kiếm sống nhờ công cụ mạng, thử nghiệm này sẽ làm rối tung cuộc sống