Chủ sở hữu
Nhóm cuối cùng và cũng là nhóm phát triển rực rỡ trong nền kinh tế mới
của chúng ta – do John Doerr đại diện – bao gồm những người có vốn đầu
tư vào các công nghệ mới đang chi phối cuộc Tái cơ cấu Vĩ đại. Như chúng
ta đã biết từ thời Marx, quyền tiếp cận vốn tư bản đã mang lại những lợi thế
khổng lồ. Tuy nhiên, một số thời kỳ sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế hơn
những thời kỳ khác. Như Brynjolfsson và McAfee đã chỉ ra, châu Âu thời
hậu chiến là ví dụ điển hình về thời điểm xấu khi ngồi trên một núi tiền,
cũng như sự kết hợp giữa lạm phát tăng nhanh và áp thuế gay gắt đã xóa bỏ
những vận may cũ bằng tốc độ đáng kinh ngạc (chúng ta có thể gọi đây là
“hiệu ứng Downton Abbey”).
Cuộc Tái cơ cấu Vĩ đại, không giống như giai đoạn hậu chiến, là thời điểm
vàng để tiếp cận vốn. Để hiểu vì sao, trước hết chúng ta hãy ôn lại lý thuyết
thương lượng, yếu tố chủ chốt trong tư duy kinh tế tiêu chuẩn. Lý thuyết
này lập luận rằng, khi người ta có thể kiếm được tiền thông qua sự kết hợp
của đầu tư vốn và nhân công, thì họ sẽ thu được thành quả đại khái là cân
đối với đầu vào. Do công nghệ số đã làm giảm nhu cầu lao động trong
nhiều ngành nghề, nên tỷ lệ thành quả thu được của những người sở hữu
máy móc thông minh lại ngày càng tăng. Một nhà đầu tư mạo hiểm trong
nền kinh tế hiện nay có thể góp vốn vào Instagram, công ty đã được bán với
giá 1 tỷ đô-la trong khi chỉ thuê13 người. Liệu còn giai đoạn nào trong lịch
sử từng chứng kiến một lượng nhỏ nhân công lại tạo ra giá trị lớn đến thế
không? Với đầu vào nhân công ít như vậy, tỷ lệ tài sản hoàn lại cho chủ sở
hữu máy móc – trong trường hợp này là các nhà đầu tư mạo hiểm – lại
không hề có tiền lệ. Chẳng lạ gì khi một nhà đầu tư mạo hiểm mà tôi phỏng
vấn trong cuốn sách mới nhất đã thừa nhận với tôi kèm theo sự quan ngại
nào đó rằng: “Ai cũng thèm muốn công việc của tôi.”
Ta hãy tổng kết các chủ đề đã bàn đến thời điểm này: Như tôi đã khảo sát,
tư duy kinh tế hiện đại lập luận rằng sự phát triển chưa có tiền lệ và tác