1. Khả năng nhanh chóng nắm bắt những vấn đề khó.
2. Khả năng tạo ra sản phẩm ở mức độ cao cấp, xét về cả chất lượng và
tốc độ.
Hãy bắt đầu từ khả năng đầu tiên. Cần nhớ rằng chúng ta vẫn thường bị lôi
kéo bởi trực giác và trải nghiệm người dùng đến từ các loại công nghệ
hướng đến người dùng như Twitter và iPhone. Dù vậy, những ví dụ này chỉ
là các sản phẩm dành cho người dùng, chứ không phải là những công cụ
nghiêm túc: Hầu hết máy móc thông minh đang chi phối cuộc Tái cơ cấu
Vĩ đại đều phức tạp, khó hiểu rõ và khó nắm bắt hơn.
Hãy xem xét trường hợp của Nate Silver, ví dụ dễ thấy về một cá nhân đã
thăng hoa nhờ phối hợp tốt với công nghệ phức tạp. Nếu phân tích sâu hơn
phương pháp luận của anh, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng việc đưa ra các dự
báo bầu cử dựa trên dữ liệu không dễ như gõ dòng “Ai sẽ giành được nhiều
phiếu bầu hơn?” trong hộp thoại tìm kiếm. Thay vào đó, anh duy trì một cơ
sở dữ liệu lớn về kết quả thăm dò (hàng nghìn cuộc thăm dò từ hơn 250
đơn vị thăm dò) để nhập vào Stata, hệ thống phân tích thống kê phổ biến do
hãng StataCorp sản xuất. Đây không phải là những công cụ dễ thành thạo.
Ví dụ, đây là câu lệnh mà bạn cần hiểu để tiến hành công việc với cơ sở dữ
liệu hiện đại như Silver dùng:
CREATE VIEW cities AS SELECT name, population, altitude
FROM capitals UNION SELECT name, population, altitude
FROM non_capitals;
Cơ sở dữ liệu loại này được tra vấn bằng ngôn ngữ SQL
. Bạn gửi cho
chúng các dòng lệnh như trên để tương tác với thông tin được lưu trữ. Hiểu
rõ cách sử dụng các cơ sở dữ liệu này là việc vô cùng khó khăn. Chẳng hạn,
dòng lệnh ở ví dụ trên tạo ra một “hiển thị” (view): Một bảng cơ sở dữ liệu
giả lập gom các dữ liệu từ nhiều bảng có sẵn về cùng một chỗ, sau đó, bảng