LÀM RA LÀM CHƠI RA CHƠI - Trang 81

Furrer khi ông tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ kim loại thô là cái nhìn
thể hiện sự đánh giá cao về những thứ khó nắm bắt và có giá trị trong thời
hiện đại. Chúng là những ý niệm mơ hồ về sự thiêng liêng.

Một khi đã hiểu, chúng ta có thể liên kết sự thiêng liêng vốn có trong lĩnh
vực thủ công truyền thống với những ngành nghề tri thức. Để làm vậy,
trước tiên chúng ta phải thực hiện được hai việc quan trọng. Điều đầu tiên
có thể đã rõ ràng nhưng tôi vẫn cần nhấn mạnh: Các ngành nghề thủ công
không có giá trị nội hàm để tạo ra nguồn ý nghĩa đặc biệt này. Bất kỳ sự
theo đuổi nghề nghiệp nào – về thể chất hay nhận thức – nhằm nâng cao kỹ
năng cũng có thể tạo ra cảm giác thiêng liêng.

Để củng cố luận điểm này, chúng ta hãy xem xét từ các minh chứng xa xưa
về nghề chạm khắc gỗ hay rèn kim loại tới các minh chứng hiện đại về lập
trình máy tính. Dưới đây là câu nói được Santiago Gonzalez, thần đồng
trong làng viết mã, dùng để mô tả công việc trong một buổi phỏng vấn:

Một đoạn mã hay phải đáp ứng được tiêu chí ngắn gọn và đầy đủ, để nếu
bạn định đưa đoạn mã đó cho một lập trình viên khác, họ sẽ nói: “Ồ, đoạn
mã này được viết rất tốt.” Việc này cũng giống như việc bạn viết một bài
thơ vậy.

Cách Gonzalez đề cập đến lập trình máy tính cũng tương tự như cách các
thợ mộc đề cập đến nghề nghiệp của họ trong các đoạn trích của Dreyfus và
Kelly.

The Pragmatic Programmer (tạm dịch: Chương trình thực dụng) là một
cuốn sách được đánh giá cao trong lĩnh vực lập trình máy tính, nó đã chỉ ra
mối liên hệ giữa việc viết mã và sự khéo léo trong ngành thủ công ngày
trước bằng cách trích dẫn tín điều của các công nhân khai thác đá thời
Trung cổ trong lời nói đầu của cuốn sách: “Chúng tôi, những thợ xẻ đá,
luôn phải mường tượng ra những nhà thờ lớn.” Cuốn sách giải thích rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.