các lập trình viên cũng phải nhìn nhận công việc của họ theo cùng cách như
vậy:
Trong cấu trúc tổng thể của một dự án luôn có chỗ cho các cá nhân và sự
khéo léo... Trong 100 năm nữa, kỹ thuật của chúng ta có vẻ sẽ trở nên lạc
hậu như kỹ thuật được các công nhân xây nhà thờ thời Trung cổ sử dụng,
trong khi sự khéo léo vẫn sẽ được tôn vinh.
Nói cách khác, bạn không cần phải lao động vất vả ngoài trời vì những nỗ
lực của bạn sẽ được coi như một dạng khéo léo và có thể tạo ra ý nghĩa mà
Dreyfus và Kelly đã đề cập. Bạn cũng có thể bắt gặp sự khéo léo trong hầu
hết công việc đòi hỏi “tay nghề” cao trong nền kinh tế thông tin. Dù bạn là
nhà văn, chuyên gia marketing, tư vấn viên hay luật sư, dù công việc của
bạn có liên quan đến ngành nghề thủ công hay không, nếu cố gắng trau dồi
kỹ năng và áp dụng nó bằng sự tôn trọng và cẩn thận, thì cũng giống như
những người thợ sửa chữa bánh xe khéo léo, bạn có thể tạo ra ý nghĩa từ
những nỗ lực thường ngày trong suốt quá trình làm việc.
Vấn đề ở đây là một số người cho rằng công việc tri thức của họ không thể
mang lại nguồn ý nghĩa như vậy, bởi công việc của họ quá tầm thường.
Thật thiếu sót khi cho rằng việc xem xét các ngành nghề thủ công truyền
thống có thể giúp chúng ta khắc phục được mọi vấn đề. Trong nền văn hóa
hiện tại, chúng ta đang đặt trọng tâm vào mô tả công việc. Chẳng hạn như
nỗi ám ảnh với lời khuyên “hãy theo đuổi đam mê của chính mình” (chủ đề
trong cuốn sách trước của tôi) lại được thúc đẩy bởi ý tưởng (thiếu sót)
rằng: Điều khiến bạn hài lòng nhất với công việc cũng chính là đặc trưng
công việc mà bạn chọn. Theo lối tư duy này, chỉ có một số rất ít công việc
có thể được coi là cội nguồn của sự hài lòng – đó có thể là làm việc trong
một tổ chức phi lợi nhuận hoặc khởi nghiệp với một công ty phần mềm –
trong khi tất cả những công việc khác đều vô hồn và nhạt nhẽo. Triết lý của
Dreyfus và Kelly đã giúp chúng ta tránh được các cạm bẫy này. Những
người thợ thủ công mà họ lấy làm ví dụ không thực hiện những công việc