đại học ở Zurich, sau đó, dạy học ở nơi khác; ông cũng biết Jung và hai
người từng cùng nhau ăn tối vài lần để thảo luận về những ý tưởng chính
trong thuyết tương đối đặc biệt của Einstein.) Nói cách khác, cuộc sống của
Jung ở Zurich cũng có nhiều nét tương đồng với nguyên mẫu hiện đại của
người lao động trí óc thời kỷ nguyên số siêu liên kết hiện nay: Chúng ta có
thể thay “Zurich” bằng “San Francisco” và “thư từ” bằng “tweet”, đồng
thời chúng ta có thể thảo luận về vài vị CEO tài ba trong lĩnh vực công
nghệ.
Tôi gọi cách tiếp cận của Jung là triết lý phương thức đôi khi làm việc sâu.
Triết lý này yêu cầu bạn phải chia thời gian theo một số quy định rõ ràng
nhằm theo đuổi sự chuyên sâu và dành thời gian còn lại cho những việc
khác. Trong thời gian chuyên sâu, những người theo triết lý phương thức
đôi sẽ tuân theo sự hà khắc – cố gắng tập trung cao độ và liền mạch. Còn
trong thời gian làm những việc hời hợt, sự tập trung không còn là ưu tiên
hàng đầu. Sự phân chia thời gian giữa sự chuyên sâu và sự hời hợt có thể
áp dụng theo nhiều quy mô. Ví dụ, xét theo quy mô tuần, bạn có thể dành
bốn ngày cuối tuần để làm việc sâu và phần thời gian còn lại thì tùy ý sử
dụng. Tương tự, xét theo quy mô năm, bạn có thể dành một mùa để làm
hầu hết các công việc cần sự chuyên sâu (như nhiều học giả đã làm trong
suốt mùa hè hoặc trong khi nghỉ phép).
Triết lý phương thức đôi tin rằng công việc chuyên sâu có thể tạo ra năng
suất tối đa, nhưng chỉ khi người thực hiện dành đủ thời gian và nỗ lực để có
thể đạt tới mức độ nhận thức tối đa – trạng thái xuất hiện những đột phá
thực sự. Đây là lý do tại sao đơn vị thời gian tối thiểu để làm việc sâu trong
triết lý này thường phải dài ít nhất một ngày.
Đồng thời, triết lý phương thức đôi thường được vận dụng bởi những người
sẽ không thể thành công nếu không hoàn thành những việc được coi là hời
hợt. Chẳng hạn, Jung cần tiến hành khám lâm sàng để kiếm tiền thanh toán
các hóa đơn và ngồi uống cà phê ở Zurich để kích thích tư duy. Cách tiếp