tình hình làm việc của từng nhân viên từ phía sau của mọi người. Tại các
công ty của Nhật, nhân viên rất ít khi cùng làm việc hướng về phía trước,
về cơ bản, trưởng phòng hoặc người điều hành đều đặt bàn làm việc tại vị
trí có thể nhìn thấy khuôn mặt của toàn thể nhân viên.
Tuy cách ngồi của các công ty ở Mỹ và công ty của Nhật có khác
nhau, nhưng mục đích sắp xếp vẫn là giống nhau: người giám sát ngồi ở
nơi có tầm mắt tốt nhất có thể nắm bắt được mọi hoạt động của các nhân
viên trong phòng. Thói quen này có từ bao giờ thì không biết, nhưng vị trí
quan sát toàn cục này có thể nói đó không chỉ vì an toàn, mà cũng là vị trí
mà mọi nhà lãnh đạo đều thích chọn; hơn nữa, kết quả của sự lựa chọn này
có liên quan chặt chẽ đến cảm giác nổi trội của bản thân.
Có lẽ cũng vì lý do trên mà các nhân vật quan trọng, người có địa vị
cao, các nhà lãnh đạo chiếm lấy vị trí "góc" để có thể quan sát tình hình
chung. Cũng cùng nguyên nhân trên, trước đây tiếp khách đến chơi cũng
thường mời anh ta ngồi vào vị trí phía trong của phòng khách, nơi này ánh
sáng yếu, còn chủ nhà thì ngồi ở chỗ gần cửa, nơi mà ánh sáng mạnh hơn,
hơn nữa lại ngồi xoay lưng lại chiều ánh sáng.
Lợi dụng chức năng tâm lý của thói quen này sẽ có thể thể hiện mình
qua "vị trí" đó, làm cho người khác cảm thấy bạn lớn mạnh hơn, có một
thực lực dồi đào hơn.
Chúng ta đều đã từng tham gia tiệc đứng, nếm thử mùi vị của việc
đứng ăn. Thỉnh thoảng có dịp tham gia dạ tiệc, tôi phát hiện, khi dự tiệc
đứng, các nhà cự phách trong giới kinh doanh, các nhà chính trị phần nhiều
thời gian là chiếm cứ một góc phòng tiệc với sự vây quanh của đám nhân
viên dưới quyền. Những người có địa vị cao này sau khi đi chúc rượu
những nhân vật lớn có thực lực, có danh tiếng xong, lại trở lại góc mà mình
đã chiếm cứ.