LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 13

ta. Người cấp dưới này sẽ thấy ngay được rằng mình còn chưa được cấp
trên tán thưởng về mặt đó, liền bắt đầu thu hồi cái tự tin gần như là kiêu
ngạo của mình một cách có ý thức.

2. Để đối phương thay đổi thái độ

Khi thẩm vấn một tên tội phạm cứ đây đẩy chối tội của mình, cảnh sát

hình sự có khi đập mạnh bàn ghế, hoặc dùng chân đá đổ ghế ngồi của tên
tội phạm. Phạm nhân ngoan cố nhất thời ngẩn người ra, trong lúc hoảng sợ
liền thú nhận tội một cách mất tự chủ.

Trong các phim của Mỹ, một số nhóm bạo lực muốn khoa trương

mình, hễ gặp mục tiêu là liền nghĩ cách gây rối. Đầu tiên là gay gắt với chủ
quán nào đó, hễ đối phương không lý gì đến thì ném bình rượu xuống sàn,
đập chén một cách thô bạo, làm rối tung mọi thứ trong quán.

Trong sự việc như vậy, một bên không trực tiếp gây thương tích cho

đối phương, mà làm cho đối phương có cảm giác bị khủng bố, buộc anh ta
nghĩ tới tiếp sau đó sẽ là cái gì. Ngay cả hành vi bạo lực gián tiếp cũng làm
cho anh ta tỉnh ngộ ra rằng nếu cứ giữ thái độ cũ sẽ càng nguy hiểm, từ đó
xuất hiện cảm giác bất an trong anh ta.

Tuy trong lòng thì chúng ta coi khinh những hành động thô bạo kiểu

như vậy, song trong thực tế nếu để ý quan sát ta thấy nhiều trường hợp
khuyên bảo hay dùng lý đều không có tác dụng thì hành động "kiểu đồ tể"
này thường hay làm cho cục diện chuyển ngược trở lại.

Đương nhiên, người bình thường không thể có nhiều hành động bạo

lực như vậy được. Song đối với một vài trường hợp nếu sử dụng một vài
hành vi quá khích thì rất có hiệu quả. Chẳng hạn ta đã từng thấy trên phim,
khi nhân vật đàm phán vướng mắc liền nhấc điện thoại trách mắng cấp
dưới, để đối phương thấy ông ta đang rất cáu giận. Việc làm này tuy không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.