LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 23

nói lớn được vì bị cảm giác bộ mặt thực của mình bị người khác biết rõ.
Trong trường hợp chung thì không có cách nào hạn chế đối phương một
cách hiệu quả hơn cách này.

10. Quấy nhiễu dòng suy nghĩ của đối
phương thích lý sự

Cổ Hy-lạp có câu danh ngôn như thế này "Tên bay thì không động".

Có lẽ bạn đã hiểu được một mặt của nó. Nói cụ thể một chút là: Tên bay ở
vào một khoảnh khắc nào đó thì khẳng định là đứng im. Mà thời gian là
một chuỗi liên tục của vô số các khoảnh khắc, nên trạng thái tên bay cũng
là do nhiều trạng thái đứng im hợp thành. Do vậy nên nói "Tên bay thì
không động". Nhìn qua thì thấy lý luận rõ ràng, song thường làm cho người
ta có cảm giác mơ hồ, và đây chính là chỗ ảo diệu của nó. Tất nhiên chúng
ta có rất ít cơ hội gặp phải. Ví dụ khi bạn nói chuyện với đối phương có
cách nói rất mạch lạc, bạn thường cảm thấy khó tìm ra điểm công kích đối
phương, tuy bạn có cảm giác nội dung rất mơ hồ. Ở đây, một trong những
nguyên nhân có lẽ là vấn đề trình độ lý giải của ta chưa thấu đáo.

Chúng ta đều biết câu danh ngôn "Tôi biết mình không biết gì cả".

Câu nói này cho thấy, cũng là chữ "biết", phân tích kỹ thì có thể: phân
thành nhiều thứ bậc. Thông thường trình độ lý giải của chúng ta đều có
hạn, câu cú cũng không được trau truất kỹ càng cho lắm. Do đó, mệt câu
đáp "Vâng, tôi hiểu rồi!", có thể làm đối phương có cảm giác ý hợp tâm
đầu, còn kỳ thực thì ai nghĩ đường người nấy.

Khó phản bác những người có suy nghĩ mạch lạc và vì lý luận của đối

phương làm cho người ta có cảm giác gần như có thể khẳng định. Nhiều
người nói năng lưu loát, nói toàn cái hay, cái đúng, đều là những người có
khả năng tư duy trừu tượng tốt. Gặp đối thủ như vậy, bạn chỉ cần cụ thể hóa
cái lý lẽ trừu tượng kia, thì anh ta sẽ lộ sơ hở ngay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.