Vua cờ. Ka-to khi chơi cờ thường có một thói quen: hoặc là ho mạnh,
hoặc là phe phẩy quạt "phạch, phạch". Do đó rất nhiều người không thích
chơi cờ với ông. Khi bạn đang tập trung tinh thần muốn dùng một chiêu
dồn địch vào chỗ chết, bỗng nghe thấy tiếng ồn như vậy, ai mà chẳng khó
chịu. Tất nhiên, vị trí trong giới cờ tướng của ông Ka-to là hoàn toàn giành
được bằng kỹ thuật và thực lực của mình, song xét từ phía người đấu cờ,
cái kiểu ham thích của ông Ka-to chẳng khác gì dẫn dụ đối phương lỡ thế,
dẫn đối phương đến chỗ thất bại, cái âm thanh rất khó nghe này quả thực
làm cho bạn vô kế khả thi, bó tay mà chịu.
Con người ta hễ liên tục gặp khó chịu thì hay làm theo cảm tính, như
vậy thì sẽ dễ mất đi lý tính, không thể đưa ra những phản ứng hợp lý, xác
đáng, tùy theo biến đổi của tình hình để đưa ra những đối sách. Cho nên khi
đàm phán, bên nổi cáu dễ thất bại, còn đa số các vận động viên cờ không
thích chơi cờ cùng Ka-to vì cũng không thể giữ được đầu óc tỉnh táo.
Lý tính và cảm tính của con người cũng như cái bập bênh, không bên
này cao thì bên kia cao. Vận dụng khuynh hướng tâm lý này vào trong công
việc thì phải tính đến ông Ochiai Nobuhiki, khi ông tới phỏng vấn một
quan chức cấp cao của đối phương, thường cố ý chọc tức. Khi người bị
phỏng vấn đã nổi trận lôi đình thì sẽ mất đi vỏ ngoài không tiết lộ, mà nói
ra sự thật một cách vô tình. Trong số những tin tức cơ mật mà nhiều nhà
báo khác không thể nào có được của ông, rất nhiều tin có được nhờ "phép
kích tướng".
Tôi có ông bạn cũng không quên chước này khi chơi mạt chược. Khi
anh ta thấy tình hình đối phương bất lợi thì liền ra giọng giả bộ coi thường
đối phương, nói “chơi bài cùng với người đầu óc đần độn như anh thì ngay
cả trình độ chơi của tôi cũng thấp đi". Tuy là trò chơi, nhưng lòng tự trọng
của đối phương cũng bị tổn thương, không tránh khỏi tâm trạng phấn khích,
có khi tay cầm quân cũng run run. Sự việc đã đến nước này thì thắng thua
cũng rõ mồn một. Đối thủ đã mụ mẫm đầu óc, tung ra một quân nguy hiểm,