LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 26

12. Mẹo tâm lý tăng hiệu quả đe dọa

Một cảnh sát kể cho tôi một câu chuyện như thế này. Một hôm kẻ trộm

vào nhà anh ta. Sau khi anh ta phát hiện tên trộm, anh không lên tiếng mà
nấp vào một chỗ. Khi tên trộm ăn trộm được rồi và chuẩn bị ra khỏi cửa,
anh ta chặn tên trộm lại, hét to: "Đứng lại", trong chốc lát tên trộm tối cả
mắt, liền cung nhận tội. Sở dĩ tiếng quát này có hiệu quả lớn như vậy là vì
đã chọn đúng lúc tên trộm cho rằng đã trộm được và thở phào nhẹ nhõm.

Khi đối thủ cảm thấy có thể thở phào và lơ là cảnh giác, lúc này bạn

thừa cơ tấn công thì khẳng định sẽ thu hoạch lớn.

Tất nhiên cách làm này không phải cứ dập khuôn trong mọi trường

hợp. Khi cấp trên quở phạt cấp dưới thì có thể đột nhiên hạ giọng không
phải là tôi không hiểu tâm tình của các bạn, để cấp dưới kia thở phào một
cái, tiếp đó cấp trên lại chuyển sang gay gắt. "Nhưng mọi thứ các anh làm
quả là tồi tệ quá" là một cấp trên biết điều mà lại ghi nhớ hơn về lỗi của
mình.

13. Lợi dụng sai lầm nhỏ của đối phương

Hò hẹn hoặc bàn công tác, không ai muốn bỏ lỡ thời gian đã được hẹn

trước. Nhưng có khi vì một nguyên nhân nào đó, có thể muộn mất 4, 5
phút. Nói chung chỉ cần cáo lỗi là được. Khi có những cuộc đàm phán quan
trọng không ai muốn đến muộn tuy nhiên khi có điều đó xảy ra nắm được
tâm lý của đối phương đến muộn sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế, chủ động
trong đàm phán.

Nhưng bạn không cần phải trực tiếp trách anh ta, nói với anh những

câu đại loại như "Sao vậy, tôi đã đợi 30 phút rồi đấy" hoặc "Đến cả thời
gian hẹn mà anh cũng không tuân thủ thì sau này làm thế nào?".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.