LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 44

này, tâm lý của chúng ta dễ dàng dẫn dắt chúng ta, để duy trì mối quan hệ
tín nhiệm lẫn nhau nên đã nén sự nghi vấn đối với sự việc đã xảy ra. Do
vậy bên đặt ra câu hỏi "Có tất cả mấy người thò đầu ra ngoài?" để lợi dụng
cơ chế tâm lý này, làm cho đối phương có cảm giác nhầm lẫn rõ ràng, mặc
nhận về việc "Anh ta cũng rất rõ về việc có người thò đầu ra ngoài”.

Gần đây tôi cảm thấy nghe nhàm đối với kiểu nói chuyện mở đầu bằng

"Như ông đã biết đấy". Quả thực trong một số cuộc nói chuyện, có một số
sự thực chúng ta đã biết; nhưng lúc đó, sau khi nghe câu chuyện này tôi có
cảm giác dường như đã biết cái sự thực mà chúng ta đã biết. Nguyên nhân
của hiện tượng này cũng giống như ví dụ ở trên, là vì đã bị cơ chế tâm lý
chống đỡ của chúng ta làm lẫn lộn mất.

Nhìn lại nhiều sự việc xảy ra trong đời sống thì sẽ phát hiện ra đâu đâu

cũng có hiện tượng đưa người ta vào cảm giác nhầm lẫn. Câu cửa miệng
của nhiều người hay nói là "Điều này đến cả đứa con nít cũng biết", chính
là ví dụ điển hình.

26. Mẹo nhỏ điều khiển cuộc họp chung

Một nhân vật quan trọng của một xí nghiệp lớn từng nói với tôi

chuyện như thế này. Ông ta nói hội nghị của họ thường thiên về hình thức
chủ nghĩa, thường không đem lại những lời phát biểu tự do, có kiến giải;
nghĩ tới điểm đó, nhiều khi chủ trì ông còn cổ vũ mọi người vài câu. "Hôm
nay mời mọi người tới, hy vọng mọi người bày tỏ những gì mình muốn nói,
nói thẳng không sợ gì hết”. Song vẫn chẳng thấy hiệu quả, cuộc họp vẫn
hoàn toàn trôi qua như một buổi lễ vậy.

Tôi liên hỏi ông ta, đề nghị ông ta nói cụ thể về phương pháp tiến

hành hội nghị, thời gian, địa điểm, không khí họp v.v.... Quả như dự đoán,
hội trường bố trí hệt như phòng họp quốc tế khi họp hội nghị thượng đỉnh 7
nước phương Tây vậy, phòng họp khá sang, không khí trầm lặng, đặt ngay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.