41. Tăng cường khả năng hợp tác như
thế nào
Bây giờ bình tĩnh nghĩ lại một chút, tôi thấy vào những bữa liên hoan
mừng năm mới hay liên hoan kỷ niệm các chiến hữu, thường là rất nhiều
người cùng kề vai nhau hát to những bài chiến ca. Cuộc liên hoan phần
đông là những người trung niên đã từng nếm trải cuộc chiến tranh, mọi
người đều quên đi thân phận địa vị của mình, giám đốc, trưởng phòng,
nhân viên cùng nhau vui hát say sưa. Có lẽ vì họ đều nếm trải sự tàn khốc
của cuộc chiến tranh nên từ đáy lòng mình mới kết nên tình cảm bạn bè anh
em.
Bạn bè vốn là những người chỉ cùng làm một việc như bạn chơi, bạn
rượu, bạn leo núi, đồng nghiệp bóng chày v.v... hay nói hai người chỉ nảy
sinh ý thức bè bạn trong trường hợp hành động nhất trí, mục tiêu giống
nhau. Cũng tức là nói, bất kể về lập trường có đối lập thế nào, những người
bạn bè đồng nghiệp có cùng sự từng trải, sự thể nghiệm, họ luôn có mối
tình cảm mãnh liệt kiểu chiến hữu. Mà những sự từng trải đó càng đặc biệt,
càng không bình thường thì tình cảm đôi bên càng sâu đậm.
Xét từ đặc tính tâm lý như vậy, muốn tranh thủ một người vốn không
có ý hợp tác về phía mình không phải là chuyện khó. Một nhân viên của
công ty bất động sản nói với tôi, bình thường bán một miếng đất phải mất
hai ngày để thuyết phục, làm giấy tờ. Theo ông ta nói, trong nghề của ông,
nếu khách hàng đứng ra giúp bên công ty làm giấy tờ về đất đai thì việc
đàm phán coi như đã xong một nửa.
Điều này nói lên gì? Đây vốn là cách khéo léo để đối phương tham gia
vào công việc mà mình đang tiến hành, nhờ đó mà có được sự cùng thể
nghiệm chung. Đề nghị đối phương cầm bản giới thiệu, phân phát tài liệu
v.v... để anh ta tự động gia nhập bên mình. Thông qua hình thức để đối
phương giúp như vậy sẽ kéo đối phương ngả tâm lý về phía mình. Vị nhân