thành vô hiệu. Không có trường hợp nào có thể so sánh với trường hợp vị
Thế tử nhỏ tuổi này.
Ông từng dạy học trò rằng mặc dù có muôn ngàn dáng vẻ, nghề y dựa vào
lẽ phải, thì đây, ông đang chạm trán với một trường hợp đang thách thức
mọi lý luận có sẵn!
Ông đã tấn công các nguyên nhân tự nhiên của căn bệnh và phục hồi những
chất cơ bản của Thế tử bị hao tổn. Tuy vậy, hình như các phương thuốc của
ông chỉ đem lại những kết quả nhất định, chứ không vượt xa hơn được và
xem như một phần cơ thể của cậu bé không thể nào chữa lành. Hẳn là ông,
và chỉ một mình ông đã lưu ý đến vai trò của những cảm xúc trong một số
bệnh lý, nhất là về khoa trẻ em, nhưng ông không thể nghĩ gì hơn.
Thường ngày, như một người chứng kiến kín đáo cơn bệnh của chính mình,
vị Thế tử nhỏ tuổi đợi cho vị lương y khám xong mới bắt đầu nói chuyện
thân mật về mọi thứ trên đời trong khi đi bộ vài bước với ông.
Đôi khi, cậu bé ngâm lên những bài thơ mà quan A bảo đã dạy, có khi cậu
đề nghị vị lão sư đọc những vần thơ của ông rồi cậu nhắc lại không sai một
chữ nào. Cậu có một trí nhớ thật tuyệt vời.
Một số lần khác, cậu kể chuyện gia đình, về đám cưới sắp tới của Ngọc
Lan, người chị cùng cha khác mẹ rất yếu ớt và luôn sợ sệt ông cậu ruột của
mình, một con người tàn nhẫn, hung bạo mà cậu rất ghét. Đột nhiêN, cậu
lại hỏi liệu một bà Hoàng hậu có yêu thương người Thế tử con mình như
một bà mẹ bình thường và một ông Vua với con gái như một ông cha bình
thường không?
- Tâu Đông cung, đó là một câu hỏi lạ kỳ. Người ta sẽ tâu với Đông
cung là bà hoàng hậu và ông vua không thể nào so sánh với những con
người bình thường được.
- Đúng vậy – cậu bé Vương Thế tử trả lời, toàn bộ nhãn lực của cậu
hướng cả vào bên trong.
Thường thường cậu muốn hỏi Lão sư về thế giới kín đáo mà cậu không hay
biết. thường là lúc cậu sắp đi ngủ, vị lương y ngồi sát bên.
- Trong một bài thơ, Lão sư có nói đến gác Nghinh Phong. Vậy cái gác
đó ở đâu?