- Tại nơi thần ở, một vùng hẻo lánh núi Hương Sơn, thuộc trấn Nghệ
An. Đây là một ngôi gác xinh đẹp bằng gỗ giữa vòm cây, nơi đó cha mẹ
con cái và cháu chắt quây quần, chúng thần cùng nhắm rượu và chơi đàn
dưới ánh trăng.
- Ôi, ta thích được như thế! Và không một ai đau ốm chứ?
- Không, tâu Đông cung, không người nào. Ở đó, chúng thần đã sống
quen với không khí thoáng đãng của núi rừng.
- Chúa thượng phụ thân ta cho rằng bệnh ngài trở lại mỗi khi để mình
phơi ra trước ánh trời và gió máy. Là người thầy thuốc của phụ thân ta, Lão
sư nghĩ như thế nào về ý kiến này?
Dáng điệu như người lớn của cậu đã làm Lê Hữu Trác mỉm cười:
- Tâu Đông cung, tất cả các bệnh kinh niên đều gây ra một sự giảm
thiểu sức mạnh vốn có của con người và chỉ một cơn cảm lạnh nhỏ trên
một cơ thể suy yếu đủ làm chứng giảm thiểu đó tái phát. Không qua một sự
chuyển tiếp mà từ một nơi không khí tù hãm ra giữa trời quang tức thời có
thể nguy hiểm.
Trong lần thăm bệnh cuối cùng, khi việc kiểm tra đã gần xong, vị Thế tử
nhỏ tuổi trở lại vấn đề này.
- Tưa Lão sư, tại sao một hiện tượng tốt như khí trời và ánh sáng có
thể cùng một lúc lại là xấu?
- Đó là tuỳ theo những con người rất khác nhau, không chỉ ở tuổi tác,
sức khoẻ, bản chất, bệnh tật mà con bởi các vị trí xã hội, các điều kiện sống
và cả những nơi mà họ cư ngụ. Một số, sống trên vùng đất cao ráo và khô
đều có thân thể tráng kiện và chịu được giá rét, số khác lại ở giữa những
cánh đồng ẩm ướt và nóng nực, rất dề vã mồ hôi và bị cảm lạnh. Vậy phải
làm cho thích hợ; bằng nhiều giai đoạn như trường hợp của Đông cung.
Nay mai, Đông cung sẽ đi thăm các dinh thự lộng lẫy nằm bên trong các
khu vườn.
Vị Thế tử nhỏ tuổi bĩu môi nghi ngờ.
- Ta cần phải lấy lại nguyên khí đó như Lão sư nói mà ông Trời đã
không cho ta. Lão sư ơi! Ta cảm thấy ta như một sợi chỉ nhỏ trong tấm
thêu, một sợi chỉ quá ngắn mà người ta không thể kéo dài ra được nữa.