Đông cung. Xin tha tội cho người thầy thuốc quê mùa chỉ quen lui tới với
đám tiều phu và bầy hoẵng trên núi.
Vị Thế tử nhỏ tuổi nói, gần như khóc:
- Quan Chánh đường có nói cụ là một vị Lão sư còn quê mùa trong
cung cách!
Lê Hữu Trác thốt ra nhỏ nhẹ vbz làn nhăn độ lượng ở khoé mắt:
- Tâu Đông cung, quan Chánh đường đã nói đúng đó.
- Ông cũng là Lão sư đã chữa bệnh cho bao người trong trấn và cho
nhiều quan lại qua về. vậy có bao nhiêu người đã được cứu sống và bao
nhiêu người đã chết? Lão sư có nhớ không?
Một ánh lửa bỗng loé lên trong đôi đồng tử mênh mông, nhạt nhoà nước
mắt. Vị y sư suy nghĩ "Giống như một kỷ niệm xa vời từ cách nhìn oai vệ
của Chúa Trịnh phụ thân Thế tử", ông vừa nhận xét vừa cười:
- Hình như Đông cung đã hồi phục được năng lượng sống của mình!
Vị Thế tử nói:
- Lão sư chưa trả lời câu hỏi của ta.
- Tâu Đông cung, tham vọng lớn nhất của thần là cứu chữa cho mọi
người, ngay cả trong những lúc thần không đi tới kết quả. Vì thế mà trong
bộ Bách khoa của thần, bên cạnh chương "Y dương án" dành cho người
bệnh thần chữa khỏi, thần còn viết chương "Y âm án" trong đó thần trình
bày những trường hợp khó khăn và không chữa khỏi được. Khi thần nghĩ
đến ai mà số phận tuỳ thuộc vào khả năng của thần thì tâu Đông cung, cứ
mỗi ngày thần l.ai càng rùng mình nhiều hơn nữa.
Đến đây cậu bé nói, giọng nhẹ xuống:
- Ta biết.
Theo lời mời của Thế tử, vị thầy thuốc cao niên đến ngồi bên cạnh và họ
nhìn nhau trong một quãng im lặng kéo dài chứa đầy ngôn từ. một lúc sau
Thế tử hỏi:
- Lão sư có tin rằng người ta có thể chữa lành được bệnh nhưng không
thể nào chữa khỏi được số phận và định mệnh không?
Vị lương y trả lời không chút ngập ngừng:
- Tâu Đông cung, về phía thần, thần không nghĩ như vậy. Phúc hoạ