xua đi.
Quan Chánh đường tâu lên Chúa cho Quận công Khanh điền tên vào các
chỗ đang bỏ trống thay cho Chúa. Không còn nói gì được nữa, Chúa gật
đầu.
Sau khi danh tính các nhân vật nêu ra đã được viết bằng bút lông bởi ngài
Quận Khanh vào những chỗ còn để trống, tờ cố mệnh lại được dâng lên
Chúa một lần nữa.
Nhưng lúc này đôi mắt Chúa đã nhắm nghiền và hồn sống đã bay lên xa
dần phủ chúa, chìm đi trong bóng tối, xa những đèn đuốc đang cháy, xa
các bộ sưu tập quý hiếm, rất xa với các quan đại thần đang quỳ xuống và
tiếng khóc than đau đớn của bà vợ hầu vô cùng yêu quý.
Ngay khi vị Chúa thở hắt ra và chiếc hồn bạch đã thu được hơi thở cuối
cùng thì người ta đã dâng gạo và vàng đặt vào giữa hai hàm xai của Chúa.
Sau đó quan Chánh đường ra lệnh thi hành các nghi thức của đám tang phù
hợp với tập "Vạn niên thư" mà sinh thời Chúa đã viết ra, trong đó có ghi cả
thuỵ hiệu của Ngài.
Ông nói với các quan:
- Phải chú ý hết sức làm đúng ý chỉ của Chúa.
Rồi ông giao nhiệm vụ cho quan Văn thư chép lại tờ cố mệnh và bản lệnh
sách phong Chánh phi để các quan thái giám đem tâu ngay lên Vua Lê
trong Cấm thành.
Hôm đó nhằm ngày mươi ba tháng chín năm Nhâm Dần (1782). Chúa
Trịnh Sâm đã có mười sáu năm trị vì, hưởng dương bốn mươi tư tuổi.
4.
đêm trước, cả kinh đô ngủ ngon khi hay tin về cái chết của Chúa thì sáng
hôm sau lại thức dậy sửng sốt trước việc loan báo lễ tấn phong Thế tử kế vị
nhỏ tuổi sẽ diễn ra trong ngày.
Cánh cổng các phường chưa kịp mở dân chúng đã kéo đến cửa điện Kính
Thiên để tận mắt nhìn hòm Long vị, trong đó có đạo dụ của vua Lê được
một đoàn tuỳ tùng rước đi từ Cấm thành đến phủ Chúa.
Trên đường, nhiều tốp người tụ họp nhau để bình luận về sự kiện này, thây