LÃN ÔNG - Trang 224

giữ mãi hình ảnh huy hoàng của trời cao trong ánh sáng của một ngày mới
dậy và…
- Và, tâu Chúa thượng?
- Và niềm hạnh phúc đã được yêu chiều. Ta cũng mang đi những câu
trả lời làm ta thích thú trước những câu hỏi mà ta đã đặt ra với Lão sư.
- Tâu Chúa thượng, những câu nào?
- Ví dụ như lão sư đã yêu ta. Vì chính lão sư đã yêu ta, có phải vậy
không?
Vị y sư trả lời, giọng khản đặc:
- Tâu Chúa thượng, đó là sự thật! - Trong lúc này, sâu thẳm trong tâm
can, ông cảm thấy yêu thương vị ấu Chúa này hơn cả Lâu, đứa cháu nội
đích tôn. Sự thật đó làm cho ông rùng mình. Nhưng còn gì nữa đây?
- Lòng yêu thương của một ông Vua, của một bà Hoàng hậu cũng giá
trị như lòng yêu thương của một con người bình thường… Nhưng thôi! Ta
mời lão sư đến đây trước lúc mặt trời mọc, trong sự bí mật của phủ chúa để
đưa ra những quyết định liên quan đến lão sư đây! Tuy nhiên, còn một việc
làm kích thích trí tò mò của ta (vị Chúa trẻ vẫn chưa bỏ thói quen khẳng
định khi nêu câu hỏi) Từ đâu mà lão sư lại lấy biệt hiệu là Lãn Ông, là Ông
Lười?
Lê Hữu Trác tự nghĩ "Rõ ràng là đến phút cuối cùng vị Chúa vẫn giữ tính
tò mò trong tâm hồn già dặn của một cậu bé con không chết".
- Tâu Chúa thượng, thần tự đặt cho mình biệt danh ấy trong cái ngày
mà thần đang là thầy thuốc vùng quê, mệt mỏi trong việc phục vụ nhiều
người khác, thần đã dại dột có một ước vọng là tất cả mọi người đều khoẻ
mạnh để thần được tha hồ buông mình trong thú lười nhác. Tâu Chúa
thượng, đó là một nguyện ước thành kính được hình thành dưới ánh trăng
trong khi nhắm rượu và gảy một vài thanh âm của cây đàn tì bà và thần đã
ghi trong một bài thơ:
Thầy tu thầy thuốc một thanh nhàn
Trong góc phòng kia đã thấy nhen
Màu đỏ thần sa đời bất tử
Mà đây nghe cả cánh hoa tàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.