sâu tới mấy trượng. Thiếu gia muốn tắm rửa có thể đi con suối Tọa Ẩn bên
dưới Cúc viên, nước suối ở đó rất trong khiết, nhị lão gia nhà tôi pha trà
đều là lấy nước từ chỗ đó.
Trương Nguyên liền bảo người hầu này dẫn hắn đi tìm suối Tọa Ẩn đó.
Xuyên qua Cúc viên, dọc theo con đường núi hơn trăm bước, thì thấy một
dòng suối róc rách từ khe núi tuôn ra. Chỗ phía dưới con suối này một
trượng, nước suối tụ thành một cái ao nhỏ chu vi mấy trượng. Nước ao
trong và nông, bên bờ ao cây xanh um tùm, đáng mừng là nửa năm không
mưa mà nước suối này lại không cạn.
Người hầu đó nói cái ao nhỏ này chỗ sâu nhất cũng chỉ ba tấc, nước
không sâu thì nước cũng không lạnh. Trương Nguyên chân trần đi xuống
thăm dò, người thoải mái khoan khoái, vừa thích hợp tắm rửa, vui vẻ nói:
- Hay lắm, hay lắm, núi Bạch Mã này quả nhiên là chỗ tiêu khiển trong
ngày hè.
Chủ tớ Trương Nguyên, Vũ Lăng hai người tắm rửa xong trong ao nhỏ
dưới suối Tọa Ẩn, Vũ Lăng quay lại nhà tranh lấy một cái hũ đến, múc
nước suối về để pha trà. Lá trà đều là Thương Chu Đức sai người chuẩn bị
xong, là trà Thiên Trì thượng hạng, suối Tọa Ẩn pha trà Thiên Trì, hương
thơm đậm đà.
Trong đêm, Trương Nguyên đọc mấy trang sách dưới ngọn đèn, tự nghĩ
ra một đề xuân thu và làm một bài văn bát cổ bốn trăm từ. Nghe thấy ngoài
nhà tranh tiếng gió xào xạc, chỗ rất xa có tiếng chó sủa mơ hồ, rất có cảnh
tượng của thư sinh đọc sách trong đêm ở chùa cổ thôn hoang vắng trong
liêu trai (chỉ phòng nói chuyện), thư sinh dưới tình cảnh đó luôn chờ đợi
một cuộc diễm ngộ.
Trương Sinh gác bút xuống, bước đi thong thả ở ngoài nhà tranh một
hồi. Vách nhà tranh thoạt nhìn rất đơn giản, kỳ thực rất đáng được chú ý,