Đổng Kỳ Hưng lạnh mặt nói:
- Quyết không nhẹ nhàng tha thứ cho tên Trương Nguyên kia, Lý Đình
Cơ hiện không còn là đại thần nội các nữa rồi, Trương Túc Chi không thể
bắt nạt ta được.
Lý Đình Cơ là người Phúc Kiến, năm Vạn Lịch thứ 11 thi đình bảng
nhãn, là tọa sư của Trương Nhữ Sương, lại có quan hệ thân thiết với nhạc
phụ của Trương Nhữ Sương là Chu Tái. Năm Vạn Lịch thứ 35 vào nội các
tham gia chính sự, bị cho là cùng đảng phái Chiết Giang với Chu Tái. Sau
khi Chu Tái qua đời, Lý Đình Cơ bị quan giám sát buộc tội nên phẫn uất từ
quan, hoàng đế xuống chiếu giữ lão lại nhưng quan giám sát của phe phái
Đông Lâm cho rằng Lý Đình Cơ từ quan là làm bộ làm tịch, hàng chục
người tấn công phê phán. Lý Đình Cơ là người vô cùng giữ thể diện, xin
hoàng đế từ quan không được, lão kiên quyết dọn từ quan thự đến miếu
hoang để ở, năm năm liên tiếp dâng lên hơn một trăm lá sớ xin từ chức.
Mãi đến đầu năm ngoái mới được phê chuẩn nghỉ về quê hương. Cái gọi là
phe phái Chiết Giang cũng không gượng dậy nổi.
Không còn tâm trạng vẽ tranh, Đổng Kỳ Hưng không đến họa thiền thất
nữa, lão đến Cúc viên của Huyền Thưởng Trai đi tản bộ, trong lòng nghĩ
mưu làm thế nào để giải oan cho con trai. Lão có quan hệ khá thân với
Hàng Châu tri phủ Ân Đình Trụ, nên phái người cầm thư của lão đi Hàng
Châu đòi Trần Minh về. Phía Hoàng Nhữ Hanh lão cũng muốn viết thư hỏi
han rằng, lão cho con trai đến học ở môn hạ của Hoàng Nhữ Hanh, nhưng
lại bị người ta đánh, Hoàng Nhữ Hanh không những không làm chủ cho
con trai lão mà lại còn bênh vực giúp đỡ Trương Nguyên, là ra thể thống
gì? Lão biết Hoàng Nhữ Hanh có quan hệ rất tốt với Trương Nhữ Sương
nhưng như vậy rõ ràng là ức hiếp con trai Đổng Tổ Thường của lão, liệu có
ép người quá đáng?
Ngày 16 tháng 9, Đổng Kỳ Hưng ngồi ở Huyền Thưởng Trai viết hơn
mười lá thư. Những quan chức quan trọng như quan Tam ti Hàng Châu lão