chắn sẽ tăng nhiều hơn trước. Phạm Văn Nhược lập tức ký kết khế ước với
Trương Nguyên, hai bên điểm chỉ, kể từ ngày hôm nay Phất Thủy Sơn
Phòng thư phường sẽ trở thành phân cục ở Tô Châu của Hàn Xã thư cục,
sau này nhất định phải đánh bại đối thủ cạnh tranh là Lục Thiên phường
của Uông Nhữ Khiêm. Lục Thiên Phường ấn hành “Tú Tượng bản cổ kim
tiểu thuyết” của Phùng Mộng Long, thì phân cục Tô Châu của Hàn Xã thư
cục sẽ cải biên ấn hành mười cuốn “Dụ thế minh ngôn” ; cuốn “Tiêu thị bút
thừa” sẽ được phân xã Tô Châu và Hàn Xã thư cục ở Thanh Phổ in ấn đồng
thời với tác phẩm mới của Phùng Mộng Long là “Cảnh thế thông ngôn”.
Chiều muộn ngày hôm đó, Phạm Văn Nhược tổ chức yến tiệc trong phủ,
thiết đãi ba huynh đệ họ Trương. Hoàng Tôn Tố, Nghê Nguyên Lộ, Kỳ Bưu
đều tới, còn có hai xã phó của phân xã Tô Châu, Văn Chấn Mạnh và Phùng
Mộng Long.
Trương Đại mua được một bộ dụng cụ pha trà tinh xảo ở Tô Châu, tổng
cộng mười sáu món đồ gồm thạch đỉnh, cọ trúc, dụng cụ tráng trà, lò đồng,
ấm đất, vại sứ… Những dụng cụ pha trà này đều có những biệt danh rất
thanh nhã, thạch đỉnh không gọi là thạch đỉnh mà gọi là Thương tượng, cọ
trúc không gọi là cọ trúc mà gọi là Quy khiết. Bình trà, ấm trà đều được sản
xuất ở Nghi Hưng, màu sắc như màu gan dê, nhẵn nhụi như làn da mỹ
nhân, là tác phẩm của một danh gia chế tác ấm trà ở Nghi Hưng, một cái
ấm trà có giá tới năm lượng bạc trắng, cả bộ dụng cụ pha trà tiêu tốn hết
hơn ba mươi lượng.
Trên thuyền không có việc gì làm, mỗi ngày sau giờ ngọ, Trương Đại
đều đích thân nấu trà, nước suối Huệ Tuyền, lá trà của Tân An. Trời lạnh
trà thơm, bọn Trương Nguyên, Nghê Nguyên Lộ, Hoàng Tôn Tố, Kỳ Bưu
Giai đều rất thích. Trương Đại, Trương Ngạc thì mê đồ ngon, mỗi lần đến
một nơi nào đó, bèn vơ vét của ngon vật lạ của bản địa, các loại đồ ăn vặt
nổi tiếng như bánh Sơn Trà, kẹo Tùng Tử, quả trám sấy, hạt dẻ đất, hồng
vuông… đều chuẩn bị rất nhiều.