-Tùy ngươi gọi thế nào thì gọi đi, ta không quản ngươi nữa. Ngươi- tiểu
yêu tinh này Đây chính là lời đối thoại của một thiếu nữ mới đính ước vẫn
còn thẹn thùng và một cô cháu gái nhỏ.
Sáu bức tranh trên đèn lồng của Thương Đạm Nhiên đã vẽ xong, mỗi
bức tranh đều ứng với một bài thơ trên đó. Trương Nguyên mang bức tranh
bằng lụa về nhà, tự mình thiết kế kiểu cách của đèn. Thạch Song vót gỗ chẻ
tre suốt ngày suốt đêm để cho kịp hoàn thành trước tết. Trước tết một ngày,
sáu cái đèn lồng đã được làm xong, cất giữ trên lầu Tây không cho ai nhìn
thấy, đợi đến đêm ngày mười hai tháng giêng mới treo đèn lên để tạo cho
mọi người niềm vui bất ngờ. Đèn lồng ở Thiệu Hưng được treo từ đêm
ngày 12 tháng giêng đến ngày mười sáu tháng giêng, được gọi là “Ngũ dạ
đăng” (hội đèn lồng 5 đêm).
Thư hồi âm của Phụ thân Trương Thụy Dương và tỷ tỷ Trương Nhược
Hi lần lượt được đưa đến, Trương Thụy Dương gửi kèm với thư là năm
mươi lượng bạc, để cho con trai mua sinh lễ đính hôn. Trong thư Trương
Thụy Dương tuy cẩn thận khắc chế nhưng qua từng chữ viết trong thư cũng
thấy được trong lòng ông đang tràn đầy vui mừng, đã hơn một năm không
gặp, không ngờ đứa con trai của mình lại tiến bộ như vậy, hai bài văn bát cổ
đó còn làm hay hơn so một lão học trò như ông, lại có thể đính hôn với nữ
nhi nhà họ Thương ở Hội Kê, thật sự là làm cho ông không dám tin, nhưng
chính vợ mình đã nói trong thư chính xác là như vậy, ông không thể không
tin.
Trong thư Trương Thụy Dương nói nếu Chu Vương điện hạ cho phép
ông từ chức về quê thì khoảng giữa mùa hạ hoặc mùa thu năm sau sẽ về
Sơn Âm. Còn thư của tỷ tỷ Trương Nhược Hi thì lại tràn đầy niềm vui,
trong thư nói nếu không phải sắp đến năm mới, nàng thật sự muốn ngay lập
tức về nhà mẹ đẻ để thăm tiểu đệ, đọc được thư và bài bát cổ chế nghệ của
tiểu đệ, còn nghe được chuyện tiểu đệ đi đính hôn với nữ nhi nhà họ
Thương, nàng thật sự sắp vui mừng đến chết rồi, nói rằng đầu tháng hai sẽ