Mấy ngày sau đó, hai người Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên cứ một
ngày hai lần đi vào phủ Trương Nguyên để đọc “xuân thu kinh truyện tập
giải” cho Trương Nguyên. Một ngày đọc được hai cuốn. Có khi đọc xong
một quyển, thấy vẫn còn sớm, Trương Nguyên liền thỉnh giáo một vài vấn
đề khó hiểu với hai người Phạm, Chiêm.
Đọc sách mà có vấn đề để hỏi thì sẽ hiểu rõ sách đọc hơn. Điều khiến
cho Phạm Trân và Chiêm Sĩ Nguyên ngạc nhiên là: thiếu niên Trương
Nguyên khi trích dẫn nguyên văn kinh truyện luôn thuận miệng đọc ra một
hơi mà có rất ít câu chữ bị sai.
Ngoài việc thỉnh giáo ý nghĩa bài học, Trương Nguyên còn hỏi hai
người Phạm, Chiêm một chút về thời sự, luật lệ, phong tục, kế sinh nhai.
Môn khách thường bên trên thì qua lại với quan lại thân sĩ, bên dưới thì
qua lại với người buôn bán nên hiểu biết rộng, từng trải nhiều. Nói chuyện
cùng với bọn họ có thể hiểu được rất nhiều điều mà trên sách vở không thể
biết rõ được. Đây là điều Trương Nguyên cần có. Thật ra Trương Nguyên
năm tuổi kia còn khá ngây thơ, biết quá ít sự tình. Hiện tại mặc dù hắn đã
biết khá nhiều sự kiện lịch sử lớn, như là “cuộc chiến Tát Nhĩ Hử”, rồi
“tam đại án cung đình nhà Minh”, “cuộc chiến giữa Hoạn đảng và Đông
Lâm”. Nhưng những chuyện trên giấy đều chỉ là nông cạn. Chiều dài của
lịch sử là do rất nhiều chuyện nhỏ từ từ gom lại mà thành. Nếu như không
thể giải thích căn cơ đầy đủ mọi việc ở thế gian thì làm thế nào có khả năng
làm mọi việc suôn sẻ ở thời kỳ này, chưa nói đến việc trổ hết tài năng?
Phạm Trân là người khéo nói, nói chuyện về bài học rất thú vị. Còn
Chiêm Sĩ Nguyên không nói nhiều, nhưng những gì nói ra lại rất sâu sắc.
Ví dụ như ông ta nói “vận mệnh xấu, đắc Tam Tây”, ý nói là quan lại ở ba
vùng Sơn Tây, Giang Tây, Thiểm Tây không tốt. Vùng đất ở Sơn Tây,
Thiểm Tây cằn cỗi, dân tình lại hung hăng dũng mãnh, phát sinh ra việc
chống nộp thuế. Còn Giang Tây thì người nhiều đất ít, nhiều người phải ra
ngoài mưu sinh. Thầy tướng số, thầy xem tướng, thầy phong thủy ở hai