thành người khác, lời nói giọng điệu như không cầu nổi giận mà vẫn có khí
thế khuất phục người khác, khiến y không dám xem thường.
Tiểu nha đầu Thỏ Đình ở cạnh cửa rụt rè nói:
- Thiếu gia, Lỗ y sư đã đến.
Trương Nguyên vội nỏi:
- Mau mời vào, Tiểu Vũ đi trước.
Tiểu hề nô Vũ Lăng đi bước nhanh ra ngoài nghênh đón Lỗ Vân Cốc,
Trương Ngạc không đi ngay, y muốn nhìn Lỗ Vân Cốc trị mắt cho Trương
Nguyên.
...
Văn phong tại thời Thiệu Hưng cực thịnh, đại đa số con cháu thiếu niên
ở Thiệu Hưng có gia thế trong sạch đều được đi học ở trường xã, đến
chừng hai mươi tuổi không còn hy vọng thi đỗ tú tài nữa, lúc này mới
chuyển sang chọn nghề, hoặc buôn bán, hoặc làm các nghề khác.
Lỗ Vân Cốc cũng như thế, thi cử không thành chuyển sang tự học nghề
y, lão đối với nghề y rất có thiên phú, chữa bệnh không theo thầy không
theo sách, không theo lối mòn, lại có gan dùng tân dược, đã nhiều lần có
hiệu quả, lão tinh thông nhất là trị bệnh cho trẻ em, hành nghề y có mấy
năm ngắn ngủi, đã nổi danh ở tám huyện của Thiệu Hưng.
Lỗ Vân Cốc không tầm thường, ngoài việc làm nghề y, cũng có nghiên
cứu về trà nghệ, thổi sáo rất hay, tự tay trồng được nhiều loại hoa lan quý
hiếm. Lão rất ghét thấy người khác hút thuốc, say xỉn và khạc nhổ bừa bãi,
bởi vì không muốn nhìn thấy những thứ ấy, nên lão rất ít khi đến khám
bệnh tại nhà, chỉ ở trong nhà tiếp khách chữa bệnh, đến tận nhà trị mắt cho
Trương Nguyên xem như là ngoại lệ rồi, lần đầu tiên đến là vì không thể để