Tôi về, đầu tiên sắp xếp bốn câu đã giải mã theo thứ tự, theo chìa
khóa Y Y cho, lấy ra chữ thứ tư của mỗi câu, lập tức hiện lên
dòng chữ tôi không thích:
Bốn chữ đó là: Em rất yêu anh!
16
Hôm sau, Y Y đến văn phòng của tôi, vừa bước vào đã hỏi ngay,
có dịch được câu mà cô muốn nói với tôi hay không. Tôi cố tình
sa sầm nét mặt, nhìn cô, nói: “Tôi cảm thấy đấy là điều mà cô
không nên nói. Nếu cô còn nói điều ấy với tôi, xin cô về phòng
làm việc, tôi không rỗi để nói chuyện với cô”.
Y Y trả miếng: “Chứng tỏ anh vẫn không nhận ra ý nghĩa thật sự
điều em muốn nói với anh”.
Rất lâu về sau tôi mới biết, thật ra cô mượn chuyện đó để bày tỏ
suy nghĩ và giả thiết của cô đối với mật mã Quang phục. Em rất
yêu anh, thật ra đặc điểm lạ lùng của bốn chữ ấy là, bốn chữ có
thể xếp đặt theo nhiều cách khác nhau, ví dụ “em yêu anh rất”,
“rất yêu anh em”, “yêu anh rất em”... nhưng ý nghĩa cơ bản
không thay đổi. Đó là điều lạ lùng của ngôn ngữ. Cô cho mật mã
Quang phục là như thế, có thể đảo đi đảo lại, giống như quân cờ
đô-mi-nô, không có điểm đầu, không có điểm cuối, hoặc nói,
điểm bắt đầu và điểm cuối là con người, có thể biến đổi nhiều
cách. Âm thanh lộc cộc trong phòng làm việc của cô chính là
đảo lộn bộ quân đô-mi-nô.
Tôi ngẫu nhiên phát hiện bí mật ấy của cô. Hôm ấy cái giá để
chậu rửa mặt của tôi mất một cái đinh, tôi đến xưởng mộc xin