tăng trưởng thật đáng mừng. Nhưng từ góc độ phá khóa mã, tuy
tỉ lệ phân tích có lên, nhưng hàm lượng vàng trong phân tích
vẫn chưa cao. Tại sao? Những chữ, những từ, những con số mới
chúng ta phân tích được, còn rất ít, đại bộ phận chữ và từ đều là
phiên hiệu quân đội, tên người, ngày tháng. Tôi thống kê sơ bộ,
những chữ và từ danh xưng ấy chiếm đến 87%. Điều này chứng
tỏ kết quả phân tích của chúng ta không đều, đấy là tình hình
không tốt cho công tác phá khóa. Tình hình tốt, tỉ lệ phân tích
không nhất thiết cao, nhưng phải đều, vẫn còn quá nhiều điểm
đen, đấy là “đất chết”. Điểm thứ hai tôi yêu cầu, có thể là một
yêu cầu nghiêm khắc, muốn phòng phân tích đưa tất cả những
bức điện đã phân tích về phân tích lại. Tôi làm như vậy là xuất
phát từ suy nghĩ mười ngày nửa tháng chúng ta mới được đọc
báo chí nước ngoài, một số đầu mối phản ánh tức thời bị mất,
đọc lại báo trong những ngày đó rồi phân tích có thể có phát
hiện mới.
Sự thật đã chứng minh, suy nghĩ của tôi là đúng, chất lượng
phân tích điện mật từ đấy có chuyển biến. Nhị Hồ là người
hưởng lợi đầu tiên, mấy hôm sau anh đến tìm tôi, báo tin vui:
Anh đã đọc được một bản điện mật hoàn chỉnh. Nội dung điện
mật như sau: “Sói già, Nghiệp đã lên đường, đến chỗ cũ chờ, biếu
chuối tiêu...”.
Đấy là việc của Nhị Hồ, dựa vào hiểu biết tình hình địch và
những tư liệu tích lũy bấy lâu, có thể xây cao ốc trên đất bằng,
giống như một nhà văn thiên tài, không hiểu văn chương chữ
nghĩa nhưng vẫn có thể viết sách. Hai mươi năm trước, trong
khi tình hình mật mã chưa có kĩ thuật tăng độ mật, chưa số hóa,
đọc được một bức điện mật có giá trị nhiều mặt, nó có thể xuất
hiện hiện tượng đô-mi-nô, theo đó có thể làm cho đổ bể toàn bộ
mật mã.