đồng ý với nhau và vẫn không chấp nhận (tất cả) là lịch sử. Để có một khái
niệm sơ bộ về cuộc đời của Lão Tử, ta có thể tạm thời ghi lại ở đây thời
gian sinh sống ước lượng của Lão Tử là: 430 − 340 ttl [4] (theo Vũ Đồng);
về chi tiết giải thích, xin xem đoạn 7.a. trong chương Một này.
a) Một nhân vật huyền bí:
Lão Tử là một nhân vật huyền bí (J. Needham), cũng huyền bí giống như
tác phẩm Đạo Đức Kinh ; không một điều gì được viết về Lão Tử hoặc Đạo
Đức Kinh mà có thể xem là chắc chắn có tính lịch sử. Ngay như H.
Maspéro, một học giả lớn về Trung Quốc học người Pháp, mà cũng còn
nghi ngờ đến cả sự hiện hữu của Lão Tử, coi Lão Tử “chỉ là một tên gọi...
xem Lão Tử có lẽ không hề hiện hữu”. Người ta còn đặt nghi vấn về tính
tác giả của Lão Tử trên quyển Đạo Đức Kinh và sự trước tác thuần nhất của
quyển sách này.
b) Đương thời ít được biết đến:
Vào thời Tư Mã Thiên cuối thế kỷ 1 ttl, trên thực tế người ta không biết
gì về Lão Tử; cho đến thế kỷ 3 ttl, Lão Tử không hề được xem là người
sáng lập bất cứ một trường phái đạo học nào. Đối với các văn nhân thời ấy,
Lão Tử chỉ được xem là một trong hàng ngũ các triết gia khác. Cả Khổng
Tử cũng không có một lời nào nói về Lão Tử. Những trích dẫn từ quyển
Đạo Đức Kinh − mà vẫn không nêu tên sách ra − mới chỉ được Trang Tử
và Liệt Tử đề cập sau này vào thế kỷ 4 và 3 ttl.
2. NHÂN CÁCH CỦA LÃO TỬ:
a) Về nhân cách:
Nếu như sự hiện hữu của Lão Tử có được xác định đi nữa, thì vẫn còn
vấn đề rất nhiêu khê về nhân cách của Lão Tử. Có rất nhiều ý kiến hoàn