LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 13

trước tác, thời gian, hoàn cảnh, nội dung và bố cục của tập sách Đạo Đức
Kinh.

a) Về bố cục:

Đối với một số người, Đạo Đức Kinh là một tập hợp những câu châm

ngôn và tư tưởng không ăn khớp gì với nhau, đã được rất nhiều tác giả qua
rất nhiều thời gian viết ra; đối với một số người khác thì Đạo Đức Kinh lại
là một tập sách rất đơn giản, rất trong sáng, rất ý nghĩa và rất mạch lạc
thuần nhất trong nội dung và bố cục; nó là một kiệt tác về triết lý và về
khoa Huyền học Trung Hoa. Ở đây ta chỉ nêu lên tên một triết gia đồng thời
là học giả rất nghiêm túc và có tiếng là K. Jaspers, người đã xác nhận sự
thuần nhất của tác phẩm Đạo Đức Kinh và không nghi ngờ gì nữa về trước
tác của một nhân vật thượng đẳng trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa (K.
Jaspers, Hai triết gia lớn Á châu: Lão Tử và Long Thọ/Nagarjuna ,
München 1957
).

b) Về chủ đích:

Đối với nhiều người thì Đạo Đức Kinh thiết yếu là một tác phẩm phúng

thích bút chiến chống các trường phái Nho gia và Pháp gia (A. Waley); kẻ
khác lại nghĩ rằng Đạo Đức Kinh dụng ý viết ra cho các học giả kinh thành
đã chán ghét chốn đô thị và muốn trở về với thiên nhiên qua trực thị và cảm
xúc; tập sách này được viết ra cho những cá nhân đã mệt mỏi về thế tục (A.
Riencourt). Chan Wing-tsit lại thấy chủ đích của Đạo Đức Kinh là để cho
các bậc vua chúa quan quyền biết cách trị dân trong ôn hòa thư thái. Có kẻ
lại chủ trương giả thuyết Đạo Đức Kinh là một tập sách khai tâm cho các
tập viên Đạo giáo, hoặc ít ra sách gối đầu giường cho các bậc triết gia vô vi
muốn lánh đời và xa rời hoạt động; cũng có kẻ lên án Đạo Đức Kinh là một
tập sách to gan mạo hiểm và vô cùng phản động (Fan Wen-lan).

c) Về xuất xứ tư tưởng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.