Có người nghĩ rằng tác giả của Đạo Đức Kinh là một người Ấn Độ nhập
cư, đến Trung Hoa để quảng bá triết lý Phạm Thiên (Brahma) dưới bộ áo
Trung Hoa (theo Douglas). Cả đến học giả trứ danh L. Wieger cũng nghĩ
rằng, Đạo Đức Kinh là giáo thuyết Áo Nghĩa Thư ( Upanishad ) được thích
nghi vào văn hóa Trung Hoa. Từ “Đạo” và “Đức” là phiên âm tiếng phạn
“tat” và “toat” ( Controversiae , 89). Có kẻ lại cho rằng triết học Trung Hoa
là một thứ Tiền Triết Ấn Độ, Lão Tử đã biến mình qua Ấn Độ, và đức Phật
là hiện thân của Lão Tử (H.E. Zacharias). Cũng có những ý nghĩ đầy hoang
đường cho rằng Lão Tử xuất thân là một nhân vật đồng bóng ngoại chủng,
một triết nhân đến từ Tây Tạng, hoặc người đến từ các miền Babylon, Do
Thái...
4. MỘT VÀI CHUYỆN HI HỮU VỀ VẤN ĐỀ LÃO TỬ:
a) Cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử và Lão Tử:
Như đã nhắc đến trong một đoạn trên, Sử ký Tư Mã Thiên có thuật lại
cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử và Lão Tử, trong đó Khổng Tử hỏi Lão Tử về
lễ và Lão Tử đã sỗ sàng khuyên Khổng Tử bỏ đi khí kiêu căng và chí tham
lam của mình, và rồi sau đó là lời ca tụng của Khổng Tử về Lão Tử như
con rồng cưỡi mây cưỡi gió lên trời (SKTMT, Liệt truyện , thiên 63). Câu
chuyện gặp gỡ Khổng Tử − Lão Tử này chỉ có những trình thuật hoang
đường và phúng thích bút chiến; chúng dựa vào truyền thuyết chứ không có
một văn kiện lịch sử nào. Đàng khác, trình thuật của Sử ký Tư Mã Thiên
quả thực rất khó hiểu: một đàng trình thuật này không có dáng dấp thuật lại
theo truyền thống, nhưng đơn giản ghi lại một cuộc gặp gỡ; đàng khác, tại
sao Tư Mã Thiên tuy là một nhà Nho mà lại thuật lại một câu chuyện
không mấy tốt đẹp cho phái Khổng học? Dựa theo nội dung câu chuyện thì
việc gặp gỡ chắc đã không xảy ra, vì thái độ khinh lễ như Lão Tử đã biểu lộ
xem như không thể xảy ra vào đời Xuân Thu, sinh thời của Khổng Tử.
[Nguồn: blog.paopevil.com]. Từ những sự kiện trên đây, có giả thuyết cho