/codegym.vn/ - 54
3. Cấu trúc điều kiện
Các câu lệnh điều khiển
Một chương trình phần mềm thực thi các câu lệnh theo trật tự từ trên xuống dưới. Khi
đó chúng ta có thể thay đổi luồng thực thi của một chương trình bằng cách sử dụng
các câu lệnh điều khiển luồng (control flow statement).
Các câu lệnh điều khiển của JavaScript:
● Câu lệnh điều kiện (conditional statement)
● Câu lệnh lặp (Loop statement)
● Câu lệnh nhảy (jump statement)
Câu lệnh điều kiện
Trong khi viết mã lệnh, chúng ta muốn thực hiện các hành động khác nhau đối với
các quyết định (điều kiện) khác nhau. Khi đó chúng ta có thể sử dụng các lệnh điều
kiện trong mã của mình để làm điều này.
Câu lệnh điều kiện còn được gọi là câu lệnh ra quyết định (decision making). Câu lệnh
điều kiện cho phép thay đổi luồng thực thi của chương trình. Việc lựa chọn thực thi
một khối lệnh dựa trên việc đánh giá một điều kiện cho trước.
JavaScript hỗ trợ các câu lệnh điều kiện:
● Câu lệnh if-else: Được sử dụng trong trường hợp muốn đánh giá một biểu thức
và rẽ sang 1 hoặc 2 nhánh khác nhau tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức đó.
● Câu lệnh switch-case: Được sử dụng trong trường hợp muốn đánh giá một
biểu thức và rẽ sang 1 hoặc nhiều nhánh khác nhau tuỳ thuộc vào giá trị của
biểu thức đó.
4. Cấu trúc điều kiện if-else
Câu lệnh if
Câu lệnh if được sử dụng để xem xét việc thực thi một thao tác nào đó dựa trên điều
kiện hiện tại.
Cú pháp:
1.
if
(
biểu_thức_điều_kiện
)
{
2.
khối mã được thực thi nếu điều kiện là đúng
3.
}
Câu lệnh if bao gồm một biểu thức điều kiện và một khối lệnh ở trong phần thân của
nó. Tại thời điểm thực thi, nếu biểu thức điều kiện trả về kết quả true thì khối lệnh
trong phần thân sẽ được thực thi, còn nếu biểu thức điều kiện trả về false thì khối lệnh
trong phần thân sẽ được bỏ qua.
Ví dụ:
1.
if
(
score
>
9
)
{
2. classification
=
"Xuất sắc"
;