/codegym.vn/ - 55
3.
}
Trong đoạn mã này biểu thức điều kiện là score > 9, còn phần thân là classification =
“Xuất sắc”. Khi thực thi chương trình nếu biến score có giá trị lớn hơn 9 thì biến
classification sẽ được gán giá trị là “Xuất sắc”, còn nếu biến score có giá trị bằng hoặc
nhỏ hơn 9 thì biến classification sẽ không được gán giá trị mới.
Lưu ý: Nếu phần thân chỉ có một câu lệnh duy nhất thì chúng ta có thể không cần viết
dấu mở và đóng ngoặc, còn nếu trong trường hợp phần thân có nhiều hơn 1 câu lệnh
thì chúng ta bắt buộc phải mở và đóng ngoặc.
Câu lệnh if-else
Câu lệnh if-else là dạng đầy đủ của câu lệnh if.
Cú pháp:
1.
if
(
biểu_thức_điều_kiện
)
{
2.
khối mã được thực thi nếu điều kiện là đúng
3.
}
else
{
4.
khối mã được thực thi nếu điều kiện trên là sai
5.
}
Câu lệnh if-else cũng bao gồm một biểu thức điều kiện, nhưng lại có hai phần thân
khác nhau. Một phần thân gắn với phần if và một phần thân gắn với phần else.
Nếu biểu thức điều kiện trả về true thì phần thân gắn với if được thực thi, còn nếu
biểu thức điều kiện trả về false thì phần thân gắn với phần else được thực thi.
Luồng thực thi của câu lệnh if-else có thể được mô tả như lưu đồ dưới đây:
Hình 3.1: Luồng thực thi của câu lệnh if-else
Ví dụ 1:
1.
if
(
hour
<
18
){
2. greeting
=
"Good day"
;
3.
}
else
{
4. greeting
=
"Good evening"
;
5.
}
Trong đoạn mã trên, biểu thức điều kiện là hour < 18, còn phần thân của if là greeting
= “Good day” và phần thân của else là greeting = “Good evening”.