LẬP TRÌNH CĂN BẢN - Trang 86

/codegym.vn/ - 81

Hình 4.1

Hình 4.2

Trong cả 2 lưu đồ trên, chừng nào vẫn còn dữ liệu thì chương trình sẽ tiếp tục tạo
thêm sơ đồ phân tích, chúng ta gọi đây là phép lặp.
Nhờ có phép lặp, chúng ta có khả năng cho thực thi một khối mã nhiều lần mà không
cần phải viết lại, giúp chương trình ngắn hơn, dễ đọc hơn, và quan trọng nhất là “rõ
ý” hơn.

4. Câu lệnh lặp while

Câu lệnh lặp while chính là câu lệnh được mô tả bởi hình 4.1 ở trên, cú pháp của câu
lệnh này như sau:

1.

while

(

loop

-

continuation

-

condition

)

{

2.

// statement(s)

3.

}

Trong cú pháp trên, loop-continuation-condition là một biểu thức có giá trị boolean.
Quá trình thực thi sẽ bắt đầu bằng việc tính toán và đánh giá biểu thức loop-
continuation-condition
(điều kiện tiếp diễn vòng lặp). Nếu biểu thức điều kiện có giá trị
true, các câu lệnh trong thân vòng lặp sẽ được thực thi. Sau khi các câu lệnh trong
thân vòng lặp thực thi xong, quá trình đánh giá sẽ được thực hiện lại, và thân vòng
lặp sẽ được thực thi hết lần này đến lần khác chừng nào loop-continuation-condition
vẫn còn true. Do đó câu lệnh này mới có tên như hiện tại (while trong tiếng Anh nghĩa
là “chừng nào”).
Sau đây là một ví dụ:

1.

while

(

number

>

0

)

{

2. console

.

log

(

number

);

3. number

--;

4.

}

Trong ví dụ trên, chừng nào giá trị của biến number còn lớn hơn 0 thì giá trị đó sẽ
được hiển thị, sau đó thì biến number sẽ giảm giá trị đi 1 đơn vị. Cho đến khi giá trị
của number bằng 0 thì vòng lặp sẽ kết thúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.